TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Khí tự nhiên của Mỹ sẽ là “cứu tinh” thay thế cho khí đốt của Nga?

Khí tự nhiên của Mỹ sẽ là "cứu tinh" thay thế cho khí đốt của Nga?

Sau khi dòng chảy khí đốt từ Nga đến châu Âu bị hạn chế, cơn khát ngày càng tăng của thế giới đối với khí tự nhiên của Mỹ đang đặt ra vấn đề về khả năng đáp ứng của quốc gia này trong bối cảnh nhu cầu về khí đốt đang gia tăng mạnh mẽ.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 25/07/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Khí tự nhiên của Mỹ sẽ là "cứu tinh" thay thế cho khí đốt của Nga?

Nga tiếp tục tiến hành thắt chặt nguồn cung khí đốt đối với châu Âu, Gazprom cho biết nguồn cung thông qua đường ống Nord Stream 1 đến Đức sẽ giảm xuống chỉ còn 20% công suất. Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu khí đốt của Châu Âu từ các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là Mỹ.

Theo Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), quốc gia này hiện đã trở thành nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) hàng đầu trong nửa đầu năm 2022, trong bối cảnh nước này tăng nguồn cung sang châu Âu do xung đột giữa Nga – Ukraine. Giá khí tự nhiên tại Mỹ đóng cửa phiên giao dịch ngày 25/7 tăng 4,59% lên mức 8.571 USD/MMBtu.

Diễn biến giá khí tự nhiên của Mỹ

Giá khí tự nhiên của Mỹ tăng vọt kể từ khi cuộc xung đột Nga – Ukraine diễn ra hồi cuối tháng 2. Ảnh Barchart.

Khí tự nhiên của Mỹ trở thành nguồn cung thay thế cho khí đốt từ Nga?

Dòng khí đốt tự nhiên của Nga đến thị trường châu Âu bị thu hẹp đã kích hoạt một cuộc chạy đua trên toàn cầu giữa các nước đồng minh của Mỹ để đảm bảo lượng xuất khẩu khí đốt của quốc gia này. Nga đã hạn chế việc cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu sau khi châu lục này áp dụng một loạt các biện pháp trừng phạt sau xung đột giữa Nga và Ukraine. Theo công ty tư vấn Rystad Energy, nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của lục địa này đã khiến châu Âu phải tranh giành các lựa chọn thay thế, đặc biệt là từ Mỹ.

Nhưng nhiều nhà lãnh đạo châu Âu lo ngại Nga gần như có thể cắt giảm hoàn toàn xuất khẩu khí đốt vào cuối năm, khiến châu Âu phụ thuộc nhiều hơn vào lượng khí đốt xuất khẩu của Mỹ.

Theo các Giám đốc điều hành năng lượng và quan chức Chính phủ, đối với Mỹ, ngành thương mại khí hóa lỏng tự nhiên (LNG) đang phát triển đã giúp nước này có nhiều lợi thế so với các đối thủ khác. Nhưng cũng có những giới hạn đối với lượng khí đốt mà Mỹ có thể cung cấp cho thế giới như các nhà xuất khẩu của Mỹ đã sử dụng hết công suất của họ và sẽ mất nhiều năm để bổ sung thêm các thiết bị đầu cuối xuất khẩu mới trị giá hàng tỷ USD.

Ông Dan Brouillette, cựu Thư ký Bộ Năng lượng dưới thời Tổng thống Trump, cho biết: “Chúng tôi có nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ ở đây. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có thể đưa chúng vào thị trường hay không?”

Mỹ có trữ lượng lớn khí đốt tự nhiên có thể khai thác với chi phí thấp và được vận chuyển thông qua một mạng lưới đường ống tích hợp. Nguồn cung này dẫn đến việc giá khí đốt của Mỹ thấp hơn so với thị trường quốc tế, tạo lợi thế cho các nhà xuất khẩu khí đốt đến từ Mỹ.

Theo các nhà phân tích, Mỹ đang trên đà xuất khẩu số lượng nhiều nhất cùng với Úc vào năm 2022, tuy nhiên việc ngừng hoạt động kéo dài do hỏa hoạn tại nhà ga Freeport LNG ở Texas sẽ làm giảm công suất xuất khẩu khoảng 17% trong năm nay.

Ttheo số liệu từ EIA, xuất khẩu LNG của Mỹ đạt trung bình 11,2 tỷ feet khối/ngày trong nửa đầu năm 2022, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Châu Âu nhận được hơn 40% lượng khí đốt mà họ tiêu thụ từ nhà cung cấp Nga và khí đốt của Mỹ không thể thay thế hoàn toàn cho khối lượng này. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ bị ràng buộc trong các hợp đồng với người mua dài hạn, nên chỉ có rất nhiều LNG dự phòng mới có thể xuất khẩu đến châu Âu.

Các công ty Mỹ đã bật mí cho một số nhà máy xuất khẩu mới sẽ đi vào hoạt động vào năm 2024 hoặc sau đó, nhưng việc tăng công suất là điều không chắc chắn. Các Giám đốc điều hành và các chuyên gia trong ngành cho biết, về lâu dài, việc giải quyết vô số điểm nghẽn sẽ quyết định lượng LNG mà Mỹ có thể cung cấp cho thế giới.

Những trở ngại đối với LNG

Việc người mua nước ngoài miễn cưỡng cam kết mua nhiên liệu hóa thạch trong nhiều thập kỷ tới để đạt được mục tiêu giảm carbon có thể làm giảm sự nhiệt tình của các nhà tài chính đối với các thiết bị đắt tiền phục vụ cho xuất khẩu. Xuất khẩu nhiều khí đốt hơn cũng đồng nghĩa với việc các hóa đơn tiện ích cao hơn cho các hộ gia đình tại Mỹ, có khả năng tạo ra những cơn lốc chính trị cho ngành công nghiệp LNG.

Nguồn cung thắt chặt đã đẩy giá khí đốt tự nhiên giao ngay lên một mức mới, cho phép những người vận chuyển LNG của Mỹ bán lại chúng với giá cao hơn trên các thị trường trong khu vực.

Ông Anatol Feygin, Giám đốc thương mại tại Cheniere Energy, nhà xuất khẩu hàng đầu của Mỹ, cho biết: “Đã đến lúc LNG của Mỹ tỏa sáng.”

Theo S&P Global Commodity Insights, nhu cầu toàn cầu về LNG được dự báo sẽ đạt gần 78 tỷ feet khối mỗi ngày, tăng gần 60% so với năm 2021. Nhu cầu đối với LNG của Mỹ dự kiến ​​sẽ tăng hơn gấp đôi vào cuối thập kỷ này.

Theo Wood Mackenzie, kể từ tháng 3 vừa qua, đã có 6 công ty Mỹ đã ký hợp đồng khoảng 39,5 triệu tấn LNG mỗi năm để vận chuyển khỏi các nhà ga trong tương lai, tăng 74% so với sản lượng bán ra vào năm ngoái.

Các nhà phân tích và giám đốc điều hành cho biết, người mua vẫn cảnh giác với việc cam kết ký hợp đồng dài hạn đối với LNG. Các nền kinh tế lớn như Đức, Pháp và Anh muốn đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và do dự trong việc hạn chế lượng khí thải carbon trong dài hạn.

Mối quan tâm về các khoản đầu tư liên quan đến nhiên liệu hóa thạch cũng xuất hiện nhiều ở Mỹ. Các nhà điều hành cho biết việc phản đối các đường ống liên bang mới ở Appalachia, nơi có mỏ khí tự nhiên dồi dào nhất của đất nước, cho đến nay là trở ngại lớn nhất đối với việc tăng cường xuất khẩu LNG trong thập kỷ này.

Ông Brouillette, hiện là chủ tịch của nhà xuất khẩu LNG Sempra Infrastructure, một công ty con của Sempra Energy có trụ sở tại San Diego, cho biết: Thiếu cơ sở hạ tầng đồng nghĩa với việc các công ty LNG rơi vào tình trạng “gà trống nuôi con”. Ông Brouillette cho biết, một số công ty không thể đảm bảo nguồn vốn trừ khi họ có thể chỉ ra việc tiếp cận dễ dàng với khí đốt tự nhiên, nhưng các cơ quan quản lý sẽ không cấp giấy phép cho các đường ống trừ khi các nhà xuất khẩu chứng minh rằng họ có sự hậu thuẫn.

Giá LNG tăng có thể buộc một số quốc gia đang phát triển quay lại đốt than hoặc dầu để sản xuất điện, một động thái được tạo điều kiện thuận lợi bởi việc bán dầu giảm giá của Nga ở châu Á. Các quan chức năng lượng ở cả hai nước cho biết Pakistan và Bangladesh đã bỏ qua một số kế hoạch giao hàng LNG trong những tháng gần đây. Nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên thuộc sở hữu của chính phủ Pakistan đã hủy bỏ lô hàng duy nhất của mình trong tháng 7 sau khi giá chuẩn của châu Á tăng khiến nó không đủ khả năng chi trả, tăng khoảng 1.900% so với hơn hai năm trước, Giám đốc điều hành Masood Nabi cho biết. “Nếu LNG quá đắt, người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng các nhiên liệu khác như dầu và than.”

Ngược lại, việc xuất khẩu khí đốt của Mỹ tăng lên đã dẫn đến việc hóa đơn tiền điện của người tiêu dùng Mỹ cao hơn. Theo EIA, kể từ giữa năm 2021, nhu cầu về khí đốt tự nhiên của Mỹ cả từ thị trường trong nước và quốc tế đã vượt quá mức sản xuất và dẫn đến giá nội địa cao nhất kể từ năm 2008.

Ông Roman Kramarchuk, người đứng đầu các kịch bản năng lượng tại S&P Global Platts, cho biết: “Càng xây dựng nhiều bến cảng xuất khẩu LNG, thì thị trường nội địa của Mỹ càng trở nên nhạy cảm hơn với thị trường toàn cầu.”

Theo WSJ/Nhịp sống kinh tế

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời