TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Nguồn cung khí đốt tiếp tục bị hạn chế

Nguồn cung khí đốt tiếp tục bị hạn chế

Reuters đưa tin, kế hoạch tạo ra một “trung tâm khí đốt” ở Thổ Nhĩ Kỳ của Nga phải đối mặt với sự chậm trễ bởi Moscow và Ankara đang chưa thống nhất được quyền kiểm soát.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 18/09/2023

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Cách sử dụng các loại lệnh trong giao dịch hàng hóa

Nguồn cung khí đốt tiếp tục bị hạn chế

Theo hãng tin Reuters (Anh) trích dẫn 2 nguồn thạo tin cho biết, nỗ lực của Nga nhằm tạo ra một “trung tâm khí đốt” ở Thổ Nhĩ Kỳ để thay thế doanh số bán hàng bị mất ở châu Âu đang phải đối mặt với sự chậm trễ vì những bất đồng về việc ai sẽ chịu trách nhiệm về dự án.

Tổng thống Putin lần đầu tiên nêu ra ý tưởng thành lập “một trung tâm khí đốt” ở Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 10 năm 2022, ngay sau khi các vụ nổ làm hư hỏng đường ống dẫn khí Nord Stream nối Nga với Đức qua biển Baltic. Nga coi trung tâm này là một cách để định tuyến lại hoạt động xuất khẩu khí đốt của mình khi các nước châu Âu đã cắt giảm mạnh việc mua khí đốt. Moscow hy vọng sẽ bán được một lượng khí đốt qua Thổ Nhĩ Kỳ cho các quốc gia không sẵn sàng mua trực tiếp khí đốt từ Nga.

Moscow hiện cung cấp khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ thông qua đường ống Blue Stream và TurkStream xuyên qua Biển Đen. Khí đốt qua TurkStream cũng được tiếp tục xuất khẩu sang miền nam và miền đông châu Âu, bao gồm Hungary, Hy Lạp, Bosnia và Herzegovina, Romania và Serbia.

Điện Kremlin cho biết, đường ống dẫn khí TurkStream không thể thay thế công suất của Nord Stream bị hư hỏng.

Vào tháng 8, Gazprom đã cung cấp cho Liên minh châu Âu thông qua Ukraine và TurkStream khoảng 2,84 bcm khí đốt, trong đó 1,54 bcm được vận chuyển qua Thổ Nhĩ Kỳ và 1,3 bcm qua Ukraine.

Năm 2022, tổng lượng xuất khẩu khí đốt qua đường ống của Nga giảm gần một nửa xuống còn 100,9 bcm, mức thấp thời hậu Xô Viết.

Nhiều quốc gia đã cam kết chấm dứt hoặc hạn chế nhập khẩu dầu khí từ Nga để cắt giảm nguồn thu của Moscow. Hồi tháng 3, EU cho biết họ sẽ cắt giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga trong vòng một năm. Vương quốc Anh, quốc gia chỉ nhập khẩu một lượng nhỏ khí đốt của Nga, đã cắt giảm hoàn toàn lượng nhập khẩu.

Một số nước phương Tây lo ngại rằng bất kỳ trung tâm khí đốt nào của Thổ Nhĩ Kỳ có khí đốt của Nga đều có thể cho phép Moscow che giấu các mặt hàng xuất khẩu bị phương Tây trừng phạt.

Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO nhưng có quan hệ tốt với Nga, mặc dù mối quan hệ này đã trở nên căng thẳng vì một số vấn đề, bao gồm cả quyết định của Nga hồi tháng 7 trong việc rút khỏi thỏa thuận do Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen.

Nguồn khí đốt cung cấp ra thị trường vẫn chưa dồi dào. Cùng với đó, báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) hôm qua cho biết, tổng sản lượng khí tại các lưu vực đá phiến lớn của Mỹ sẽ giảm 0,3 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) so với tháng 9, xuống mức 98,4 bcfd trong tháng 10. Điều đó khiến sản lượng khí đốt theo xu hướng giảm tháng thứ 3 liên tiếp. Giá khí tự nhiên tại Mỹ đã tăng mạnh hơn 3,18% lên 2.728 USD/gallon trong phiên giao dịch ngày hôm qua.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường

Bài viết liên quan