TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Lực mua áp đảo bảng giá hàng hóa nguyên liệu

Lực mua áp đảo bảng giá hàng hóa nguyên liệu

Kết thúc ngày giao dịch 26/7, ngoại trừ 2 mặt hàng đường giảm giá, lực mua chiếm ưu thế đối với hầu các sản phẩm còn lại trong nhóm hàng hóa nguyên liệu công nghiệp.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 25/07/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Lực mua áp đảo bảng giá hàng hóa nguyên liệu

Cà phê và bông đều có phiên tăng thứ 2 trong tuần, cùng với đó, dầu cọ bật tăng sau 3 phiên giảm liên tiếp nhờ tín hiệu nhập khẩu tích cực từ Trung Quốc. Ở hướng ngược lại, đường vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục và đang ở mức thấp nhất kể từ cuối tháng 07 năm ngoái.

Lo ngại nguồn cung thu hẹp tiếp tục là yếu tố chính hỗ trợ giá cà phê trong phiên hôm qua. Cụ thể, hợp đồng cà phê Arabica kỳ hạn tháng 9 tăng 1,5% lên 213,2 cents/pound, cà phê Robusta cùng kỳ hạn nhích nhẹ 0,05% lên 1974 USD/tấn. Tồn kho đạt chuẩn của Arabica trên sàn ICE US giảm 1.508 bao (60kg), xuống 703.310 bao, mức thấp nhất trong gần 23 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, đồng Real tiếp tục tăng nhẹ, phần nào giúp hạn chế lực bán của nông dân Brazil và tác động tích cực lên giá.

Giá bông đóng cửa tăng 3,76% lên mức 94,48 cents/pound, khi chất lượng mùa vụ bông Mỹ có sự sụt giảm mạnh. Theo báo cáo Tiến độ Mùa vụ được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố sáng qua cho thấy, tỷ lệ tốt – tuyệt vời của bông chỉ đạt 34%, giảm 4% so với tuần trước. Đây cũng là tỷ lệ thấp nhất kể từ đầu năm cũng như cùng kỳ 5 năm gần nhất, càng dấy lên lo ngại về chất lượng và sản lượng bông trong niên vụ này tại Mỹ, từ đó thúc đẩy lực mua gia tăng.

Giá dầu cọ thô tăng vọt ngay từ đầu phiên sáng và đóng cửa với mức tăng gần 4% lên 3787 MYR/tấn. Nguyên nhân chính từ triển vọng nhu cầu gia tăng, khi Trung Quốc cam kết nhập khẩu 1 triệu tấn dầu cọ từ Indonesia trong chuyến thăm của tổng thống Indonesia, Joko Widodo, tại Bắc Kinh vào ngày hôm qua.

Giá cao su tại Nhật Bản tăng theo xu hướng giá cao su tại Thượng Hải. Hợp đồng cao su RSS3 kỳ hạn tháng 12 trên sàn Osaka tăng 0,71% lên 239,6 JPY/kg. Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cho biết, trong 10 ngày giữa tháng 7, giá cao su tại các sàn châu Á biến động mạnh trong bối cảnh lo ngại về sự bùng phát của đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc, Nhật Bản và lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ làm nhu cầu chậm lại.

Trái chiều với xu hướng chung của đa số các mặt hàng trong nhóm nguyên liệu công nghiệp, giá đường trắng hôm qua giảm nhẹ 0,41% và là phiên giảm thứ 7 liên tiếp, trong khi, giá đường 11 không có sự thay đổi và vẫn duy trì mức thấp nhất trong 1 năm qua. Dầu thô suy yếu đã thúc đẩy các nhà máy ép mía tại Brazil ưu tiên lượng mía ép cho sản xuất đường, khiến nguồn cung đường nới lỏng và tiếp tục gây sức ép lên giá.

Sự chú ý của thị trường hôm nay đang đổ dồn vào phiên họp chính sách của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED), với những lo ngại tổ chức này sẽ tăng lãi suất mạnh hơn so với mức dự đoán 75 điểm phần trăm, cùng với nguy cơ suy thoái kinh tế trên toàn cầu, khiến nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nguyên liệu suy giảm.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời