TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Ẩn số Trung Quốc đối với thị trường kim loại và dầu

Ẩn số Trung Quốc đối với thị trường kim loại và dầu

Các tin tức về thị trường Trung Quốc vẫn đang là một trong những ẩn số đối với tác động đến thị trường hàng hóa, đặc biệt là các kim loại và mặt hàng dầu. 

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 20/02/2023

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tầm quan trọng của công cụ bảo hiểm giá

Ẩn số Trung Quốc đối với thị trường kim loại và dầu

Kim loại

Mở cửa phiên giao dịch hôm nay (20/02), các mặt hàng kim loại biến động nhẹ quanh mức tham chiếu.

Sáng nay, các ngân hàng của Trung Quốc đã dựa theo quyết định không thay đổi lãi suất trung hạn (MLF) của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) để ra quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay chuẩn (LPR) của họ.
Theo Bloomberg, mức lãi suất cơ bản kỳ hạn một năm (1-year LPR) của các ngân hàng Trung Quốc được giữ ở mức 3.65% trong tháng thứ sáu liên tiếp và mức lãi suất cơ bản kỳ hạn 5 năm (5-year LPR), dành cho vay thế chấp, mua nhà, đầu tư dài hạn, cũng được giữ nguyên ở mức 4.3%.

Mặc dù vậy, theo một số nhà phân tích, PBOC vẫn có thể cắt giảm lãi suất cơ bản và giảm lãi suất cho vay ngân hàng trong những tháng tới trong bối cảnh những thách thức từ suy thoái bất động sản, xuất khẩu suy yếu và niềm tin của người tiêu dùng mong manh. Các nhà phân tích dự đoán tỷ lệ MLF sẽ giảm 10 điểm phần trăm vào tháng 3 hoặc tháng 4, điều đó cũng sẽ dẫn đến tỷ lệ LPR thấp hơn.

Nhiều nhà phân tích kỳ vọng PBOC có thể hạ lãi suất trong các tháng tới. Khi hoạt động kinh tế Trung Quốc dần phục hồi và Trung Quốc tiến hành giảm lãi suất như kỳ vọng, đây sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng đồng thời kích thích nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng mà Trung Quốc là nhà tiêu thụ chính, trong đó có các kim loại cơ bản như đồng và quặng sắt.

Năng lượng

Trên thị trường năng lượng, giá dầu mở cửa phiên với lực mua chiếm ưu thế sau khi chịu sức ép bán mạnh trong phiên cuối tuần qua. Công ty tư vấn Trung Quốc Longzhong cho biết các nhà máy lọc dầu nhà nước đã nâng công suất trong tuần đầu tiên của tháng 2 thêm 5,5% so với tháng 1 lên mức trung bình 74,5%. Các tín hiệu khởi sắc này đã hỗ trợ cho giá dầu trong phiên đầu tuần.

Các nhà phân tích dự đoán nhập khẩu của Trung Quốc, động lực chủ yếu cho bức tranh tiêu thụ, sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2023 do nhu cầu về nhiên liệu vận chuyển tăng và khi các nhà máy lọc dầu mới đi vào hoạt động.

Theo phân tích của 4 công ty tư vấn Wood Mackenzie, FGE, Energy Aspects, S&P Global Commodity Insight (đều của Anh), lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc có thể tăng thêm 500.000 đến 1 triệu thùng/ngày trong năm nay. Với mức tăng cao nhất, nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ lên đến 11,8 triệu thùng/ngày, đảo ngược mức giảm 2 năm trước đó để vượt mức kỷ lục 10,8 triệu thùng/ngày của năm 2020. 

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo về một số yếu tố có thể tác động đến dự báo lạc quan về nhu cầu dầu của Trung Quốc. Ngoài một số thách thức từ bên ngoài, cộng với triển vọng kinh tế toàn cầu yếu đe dọa gây sức ép lên lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc. Có một số rủi ro khác là nguy cơ số ca COVID-19 tăng trở lại và những vấn đề liên quan đến chính sách xuất khẩu nhiên liệu của Bắc Kinh.

Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) Fatih Birol hôm 17/02 nhận định mức độ phục hồi của kinh tế Trung Quốc sau khi mở cửa lại đất nước là ẩn số lớn nhất mà các thị trường dầu đang đối mặt.

Trả lời phỏng vấn đài CNBC (Mỹ), ông Birol cho rằng thị trường dầu hiện cân bằng nhưng các nhà sản xuất đang đợi tín hiệu từ nhu cầu sắp tới của Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và cũng là nhà nhập khẩu nhiều dầu thô nhất thế giới. Nếu nhu cầu này phục hồi mạnh mẽ, các nhà sản xuất dầu có thể cần phải tăng sản lượng.

Tổng hợp

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.

Bài viết liên quan

Trả lời