TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Rủi ro nguồn cung từ Nga có thể đẩy cán cân cung cầu của thị trường dầu rơi vào thâm hụt nhẹ

Rủi ro nguồn cung từ Nga có thể đẩy cán cân cung cầu của thị trường dầu rơi vào thâm hụt nhẹ

Giá dầu chấm dứt chuỗi giảm dài nhất kể từ đầu năm tới nay khi có thông tin Nga dự kiến sẽ cắt giảm lên tới 25% sản lượng trong tháng tới, song đồng USD tăng mạnh và tồn trữ dầu thô của Mỹ cao hơn so với dự kiến đã hạn chế đà tăng trên thị trường.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 20/02/2023

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tầm quan trọng của công cụ bảo hiểm giá

Rủi ro nguồn cung từ Nga có thể đẩy cán cân cung cầu của thị trường dầu rơi vào thâm hụt nhẹ

Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/01, giá dầu WTI tăng 1,95% lên 75,39 USD/thùng, giá dầu thô Brent tăng 2,14% lên 82,17 USD/thùng, đồng thời giá xăng RBOB của Mỹ cũng tăng 1,36% lên 2,5848 USD/gallon.

Trích dẫn ba nguồn tin từ thị trường dầu mỏ Nga, Reuters cho biết Nga sẽ cắt giảm 1/4 lượng xuất khẩu dầu thô từ các cảng phía tây trong tháng 3 và tháng 4, mở rộng mức cắt giảm 500.000 thùng/ngày mà nước này đã công bố trước đó để đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Tuy nhiên, một phần đà tăng giá trong phiên hôm qua đã bị kìm lại khi đồng USD tăng mạnh. Thêm vào đó, báo cáo từ Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết tồn kho dầu thô thương mại và tồn kho nhiên liệu chưng cất của nước này đã tăng lần lượt 7,6 triệu thùng và 2,7 triệu thùng, đều cao hơn so với mức dự báo. Trong khi tồn kho xăng lại giảm 1,9 triệu thùng, mạnh hơn so với các ước tính trước đó.

Mặc dù vậy, tổng sản phẩm được cung cấp, một thước đo về nguồn cung, đã tăng 4,6% lên 20,22 triệu thùng trong tuần trước, và cũng cao hơn mức trung bình bốn tuần là 20,04 triệu thùng. Bên cạnh đó, xuất khẩu dầu thô của Mỹ tăng mạnh 46% trong tuần kết thúc ngày 17/02, lên 4,6 triệu thùng, và cũng cao hơn so với mức trung bình bốn tuần là 3,2 triệu thùng. Số liệu phản ánh nhu cầu đối với dầu thô của Mỹ vẫn mạnh mẽ, bởi các lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu với Nga đã thúc đẩy Mỹ trở thành một nhà cung cấp lớn.

Dù đà phục hồi của giá dầu trong giai đoạn tới vẫn còn nhiều thách thức khi áp lực từ việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất gây ra rủi ro suy thoái có thể hạn chế năng lực tiêu thụ dầu, nhưng nhiều nhà phân tích vẫn lạc quan giá sẽ tăng khi sản lượng dầu thô của Nga giảm và Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ thắt chặt thị trường.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.

Bài viết liên quan

Trả lời