TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Nguồn cung dầu chỉ thấy thâm hụt chứ không thêm

Nguồn cung dầu chỉ thấy thâm hụt chứ không thêm

Thị trường dầu chờ đợi các diễn biến mới sau khi EU đề xuất cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 06/05/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Nguồn cung dầu chỉ thấy thâm hụt chứ không thêm

Giá dầu thô vẫn duy trì đà tăng nhẹ khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/5. Cụ thể, giá dầu WTI tăng 0,42% lên 108,26 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent tăng 0,69% lên 110,9 USD/thùng.

Đề xuất trừng phạt của EU cần được sự ủng hộ nhất trí từ 27 quốc gia trong khối, bao gồm việc loại bỏ dần nhập khẩu các sản phẩm dầu tinh chế của Nga vào cuối năm 2022 và cấm tất cả các dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm chuyên chở dầu của Nga.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), thời điểm trước khi Nga tiến hành tấn công Ukraine EU nhập khẩu khoảng 2,2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, và 1,2 triệu thùng/ngày các sản phẩm tinh chế như xăng và diesel. Trường hợp 27 thành viên của khối đồng ý với chính sách cấm vận, thị trường sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng và đẩy giá các mặt hàng năng lượng lên cao.

Trong khi đó, cuộc họp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) ngày hôm qua kết thúc nhanh chóng mà không có nhiều bất ngờ. Nhóm vẫn áp dụng mức tăng sản lượng 432.000 thùng/ngày trong tháng 6, giống như các kỳ vọng trước đó trên thị trường.

Đà tăng của giá phần nào bị hạn chế do áp lực chung của thị trường tài chính. USD đạt mức cao nhất kể từ tháng 12/2002, sau khi Cục Dự trữ Liên bang khẳng định sẽ thực hiện các bước tích cực để chống lại lạm phát, khiến dầu trở nên đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác. Dòng tiền “tháo chạy” khỏi thị trường rủi ro và đang được ưu tiên vào việc nắm giữ tiền mặt. Điều này là do các nhà đầu tư trên thị trường cho rằng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 6, làm tăng chi phí lãi vay và làm giảm tốc các hoạt động sản xuất, tiêu thụ.

Ngân hàng Trung ương Anh hôm thứ Năm cảnh báo rằng Anh có nguy cơ xảy ra hai đợt suy thoái và lạm phát trên 10% khi nước này tăng lãi suất lên mức cao nhất kể từ năm 2009. Lo ngại về suy thoái kinh tế có thể làm giảm nhu cầu dầu thô.

Cũng trong ngày hôm qua (5/5), Bộ Năng lượng Mỹ thông báo sẽ mời thầu mua 60 triệu thùng, để bổ sung cho nguồn dầu đã được xuất từ Kho Dự trữ Dầu chiến lược (SPR) mà Tổng thống Joe Biden đã phê duyệt vào đầu mùa Xuân năm nay nhằm ứng phó với giá năng lượng cao. Cơ quan này cho biết trong một tuyên bố rằng đã đặt thời gian mua lại và giao hàng tiếp theo khi dự đoán giá dầu sẽ giảm đáng kể.

Quá trình đấu thầu sẽ bắt đầu vào mùa Thu, với mục tiêu bổ sung khoảng 1/3 trong số 180 triệu thùng đã xuất kho sau đợt giải phóng từ tháng 3/2022. Bộ Năng lượng Mỹ cho biết sẽ thực hiện các bước nhằm nới lỏng các quy định mua lại để cho phép đưa giá thầu cạnh tranh hơn trong hệ thống định giá theo chỉ số thông thường được sử dụng để bán dầu từ Kho SPR.

Việc mua lại này tách biệt với việc bán dầu từ Kho SPR nhằm tăng doanh thu do Quốc hội Mỹ ủy nhiệm, mà cơ quan này dự đoán sẽ đạt tổng cộng khoảng 265 triệu thùng từ năm tài chính 2023 đến 2031.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời