TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Diễn biến giá nông sản vẫn giằng co sau báo cáo Cung – cầu tháng 2 của USDA

Diễn biến giá nông sản vẫn giằng co sau báo cáo Cung – cầu tháng 2 của USDA

Nhóm nông sản trong phiên hôm qua có khối lượng giao dịch chiếm đến gần 50% tổng lượng tiền của toàn thị trường hàng hóa. Với sự phát hành của báo cáo Cung – cầu tháng 2 (WASDE) của USDA vào tối qua, hầu hết giá các mặt hàng đều được hỗ trợ. Đặc biệt là mặt hàng lúa mì khi giá tăng mạnh đến 2%.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 06/02/2023

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tầm quan trọng của công cụ bảo hiểm giá

Diễn biến giá nông sản vẫn giằng co sau báo cáo Cung – cầu tháng 2 của USDA

Ngô

Kết thúc phiên giao dịch ngày 08/02, giá ngô đóng cửa với mức tăng nhẹ 0,67% lên 678,5 cents/bushel. Mặc dù báo cáo Cung – cầu Nông sản tháng 2 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) phát hành vào tối qua phản ánh triển vọng nguồn cung thắt chặt hơn kỳ vọng nhưng xu hướng chung của thị trường ngô vẫn khá giằng co.

Tổng sản lượng ngô thế giới niên vụ 22/23 giảm 4,57 triệu tấn so với báo cáo tháng 1 chủ yếu do mức sụt giảm sản lượng mạnh mẽ của Argentina, thấp hơn so với mức dự đoán trung bình của thị trường. Cụ thể, sản lượng ngô của Argentina niên vụ 22/23 được dự báo ở mức 47 triệu tấn, giảm xuống từ mức 52 triệu tấn trong báo cáo WASDE tháng 1. Con số này cũng nằm dưới mức 48,5 triệu tấn trong dự đoán của thị trường. Nguyên nhân của mức cắt giảm trên tới từ việc cả diện tích gieo trồng bị thu hẹp và năng suất kém hơn do thời tiết khô hạn kéo dài ở quốc gia Nam Mỹ này trong giai đoạn vài tháng cuối năm 2022.

Không những thế, Sở giao dịch Ngũ cốc Rosario (BCR) đã điều chỉnh dự báo cho mức sản lượng của Argentina xuống còn 42,5 triệu tấn, giảm 2,5 triệu tấn so với dự đoán trước. Sở giao dịch chỉ ra rằng mặc dù các cơn mưa đã xuất hiện giúp cải thiện tình hình, tuy nhiên, lượng mưa không đồng đều khiến một khố khu vực vẫn chịu khô hạn. Cây trồng đã tiếp tục ở trong tình trạng thiếu nước từ giữa tuần trước. Thiệt hại về sản lượng của Argentina ngày càng xác nhận rõ ràng hơn đã hỗ trợ cho giá ngô.

Các số liệu trong báo cáo WASDE tháng 2 cũng cho thấy dự báo nhu cầu tiêu thụ ngô trong hoạt động sản xuất ethanol giảm khiến tồn kho cuối niên vụ cao hơn so với ước tính trước. Cụ thể, tiệu thụ ngô trong sản xuất ethanol giảm 25 triệu giạ, dựa trên dữ liệu tính đến tháng 12 từ báo cáo Grain Crushings and Co-Products Production và dữ liệu sản xuất ethanol hàng tuần của EIA trong tháng 1. Với việc không có sự thay đổi nào khác, toàn bộ mức 25 triệu giạ này được phản ảnh vào mức tăng tồn kho cuối ngô niên vụ của Mỹ.

Tồn kho ngô thế giới cuối niên vụ 22/23 giảm 1,1 triệu tấn, về 295,3 triệu tấn, nhưng vẫn cao hơn so với dự đoán trung bình của thị trường là 294,71 triệu tấn. Mức giảm tồn kho mạnh nhất tới từ Ukraine và Indonesia, được bù đắp một phần bởi sự gia tăng tồn kho của Brazil và Canada.

Đối với hoạt động thương mại, những thay đổi lớn trong số liệu ngô niên vụ 22/23 bao gồm dự báo xuất khẩu ngô được điều chỉnh tăng đối với Brazil, Ukraine, Paraguay, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia, trong khi Argentina giảm. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu ngô trong niên vụ 2022/23 của EU cao hơn, bù đắp một phần cho mức giảm nhập khẩu của Indonesia và Malaysia.

Đậu tương

Mặc dù các số liệu về đậu tương của Argentina trong báo cáo WASDE đêm qua cũng bị cắt giảm mạnh, nhưng điều này là không đủ để giúp giá mặt hàng này tăng mạnh, đóng cửa phiên hợp đồng đậu tương kỳ hạn tháng 3 chỉ tăng 0,3%.

USDA đã hạ dự báo ép dầu đậu tương niên vụ 22/23 của Mỹ trong báo cáo và điều này khiến tồn kho cuối vụ cao hơn. Cụ thể, sản lượng ép dầu đậu tương giảm 15 triệu giạ, xuống 2,23 tỷ giạ do nhu cầu tiêu thụ trong nước yếu hơn tỷ lệ chiết xuất khô đậu tương được cải thiện. Với xuất khẩu đậu tương không thay đổi, mức giảm 15 triệu giạ của nhu cầu tiêu thụ được phản ảnh hoàn toàn vào tồn kho đậu tương cuối niên vụ, tăng 15 triệu giạ, lên 225 triệu giạ.

Tại thị trường quốc tế, sản lượng, ép dầu và tồn kho cuối niên vụ đều thấp hơn so với báo cáo tháng 1. Cụ thể, sản lượng đậu tương thế giới niên vụ 22/23 giảm 5 triệu tấn do thiệt hại sản lượng tại Argentina và Ukraine. Trong đó, Argentina đóng góp 4,5 triệu tấn, tương đương 90% mức giảm sản lượng toàn cầu.

Xuất khẩu đậu tương thế giới hầu như không thay đổi so với ước tính trước do xuất khẩu thấp hơn tại Argentina được bù đắp bởi sự cải thiện trong số liệu xuất khẩu của Brazil và Paraguay. Trong khi đó, nhập khẩu của EU thấp hơn, chủ yếu do áp lực cạnh tranh của các mặt hàng thay thế khác như hạt cải dầu và hạt hướng dương. Tồn kho đậu tương thế giới cuối niên vụ 22/23 giảm nhẹ 1.5 triệu tấn, về 102.0 triệu tấn với tồn kho của khu vực Nam Mỹ thấp hơn, nhưng được bù đắp phần nào bởi tồn kho cao hơn ở Trung Quốc.

Lúa mì

Lúa mì CBOT là mặt hàng có mức tăng mạnh nhất nhóm nông sản trong phiên hôm qua với mức tăng 2% lên 764,75 cents/bushel, bất chấp tác động trái chiều từ báo cáo Cung cầu Nông sản tháng 2 của USDA. Dự báo tồn kho lúa mì Mỹ cuối niên vụ 2022/23 được điều chỉnh tăng thêm 1 triệu giạ lên mức 568 triệu giạ, nằm trong khoảng dự đoán. Đối với số liệu toàn cầu, tồn kho cuối niên vụ 2022/23 được điều chỉnh tăng lên mức 269,3 triệu tấn, chủ yếu do sản lượng được cải thiện tại Australia và Nga nên không có nhiều bất ngờ.

Ngoài ra, theo nguồn tin chính phủ cho biết, Ấn Độ đang xem xét gia hạn lệnh cấm xuất khẩu lúa mì như một phương án nhằm giúp bổ sung dự trữ trong nước và kiểm soát lạm phát giá lương thực. Đồng thời, họ cũng cho biết thêm rằng không kỳ vọng hoạt động xuất khẩu lúa mì sẽ được khởi động lại cho đến giữa năm 2024. Thông tin trên cũng đã góp phần hỗ trợ cho giá lúa mì bật tăng hôm qua.

Theo MXV

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.

Bài viết liên quan

Trả lời