TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Giá dầu thô lên cao nhất trong vòng 2 năm

Giá dầu liên tục tăng trong khi khí tự nhiên giảm mạnh 6%

Giá dầu thô tăng mạnh hơn 5% trong phiên cuối tuần, trong đó dầu Brent – tham chiếu cho thị trường toàn cầu đạt mức cao kỷ lục chưa từng có trong vòng 2 năm qua, do những dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Mỹ làm dấy lên kỳ vọng nhu cầu trên toàn cầu sẽ hồi phục.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Muốn giao dịch hàng hóa thì phải làm như thế nào?

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 25/05/2021

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Giá dầu thô lên cao nhất trong vòng 2 năm

Đóng cửa tuần trước, giá 2 loại dầu thô đều lên cao nhất kể từ năm 2018. Các số liệu tích cực về nền kinh tế Mỹ đã thúc đẩy đà tăng của giá dầu.

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất từ giữa tháng 3 năm 2020, cho thấy nền kinh tế đang thực sự hồi phục trở lại. Nguy cơ về lạm phát vẫn còn đó, nhưng theo giới chuyên gia, lạm phát là điều không thể tránh khỏi khi kinh tế hồi phục, nên tạm thời nỗi lo lạm phát sẽ không gây ra tác động lớn lên giá dầu.

Tính từ đầu năm đến nay, dầu Brent đã tăng giá khoảng 35%, dầu WTI tăng 37% trong khi xăng tăng giá khoảng 51%. Một số hãng tin dự đoán nhu cầu dầu toàn thế giới sẽ hồi phục lại mức 100 triệu thùng/ngày trong quý III năm nay nhờ việc Mỹ và châu Âu cho phép các hoạt động du lịch. Ngân hàng ANZ cho biết nhu cầu xăng tại nhiều quốc gia đã vượt mức cuối năm 2019, trước đại dịch Covid-19. Trong khi giá xăng bình quân tại Mỹ hiện khoảng 3,04 USD/gallon, mức cao nhất từ năm 2014 tới nay.

Tuy nhiên, triển vọng Iran sẽ tăng xuất khẩu dầu mỏ đã hạn chế đà tăng của giá dầu.

Tâm điểm của thị trường tuần này sẽ là cuộc đàm phán gián tiếp giữa Mỹ và Iran về thỏa thuận hạt nhân. Có thông tin rằng thỏa thuận cuối cùng sẽ đạt được trước ngày 24/06 – thời điểm thỏa thuận trước đó tạm thời hết hạn. Nếu như đàm phán thành công và thỏa thuận hạt nhân được khôi phục, thì Iran sẽ bắt đầu xuất khẩu dầu thô trở lại vào tháng 7/2021. Hiện tại, Iran chỉ xuất khẩu khoảng hơn 300,000 thùng/ngày, theo dự kiến thì xuất khẩu vào nửa cuối năm có thể đạt mức 2,5 triệu thùng/ngày.

Ngoài ra, OPEC+ cho biết họ sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch nới lỏng dần các mức cắt giảm sản lượng. Nhiều chuyên gia tin tưởng vào mức độ tuân thủ cam kết của các nước trong nhóm OPEC+, đồng nghĩa với nguồn cung đang thực sự tăng lên, trong khi nhu cầu tăng lên chỉ trong các số liệu dự báo. Việc OPEC+ tăng sản lượng dầu có thể sắp được tung ra từ Iran sẽ là yếu tố đe dọa mạnh đến giá, và hoàn toàn có thể ngăn không cho giá dầu WTI lên tới 70 USD/thùng như các hãng tin lớn đang dự báo.

Về mặt tích cực, giá dầu thô nhận được sự hỗ trợ tích cực từ báo cáo của IEA và API, khi tồn kho dầu thô và xăng đều giảm trong tuần kết thúc ngày 21/05. Bên cạnh đó, việc giá xăng tại Mỹ được dự đoán tăng thúc đẩy các nhà máy lọc dầu sử dụng dầu thô để sản xuất xăng và làm tăng nhu cầu dầu thô.

Xét về mặt kỹ thuật, giá dầu thô WTI đang gặp lực bán lớn ở vùng kháng cự kỹ thuật mạnh 66,60 và liên tục bị đẩy xuống. Xu hướng ngắn hạn của dầu thô đang thiên về “bullish” – tăng, nhưng chỉ báo RSSI và phân kỳ giảm của MACD đều đưa tín hiệu sẽ đảo chiều rất mạnh trong trung – dài hạn trước khi tiếp tục tăng, cảnh báo giá có thể giảm mạnh bất kỳ lúc nào nếu có thêm sự hỗ trợ của thông tin cơ bản.

Giới đầu tư đang chờ đợi cuộc họp từ nhóm OPEC+ vào ngày 01/06 để đánh giá lại các yếu tố cung – cầu trên thị trường năng lượng và các chính sách sản xuất của nhóm. Thị trường kỳ vọng OPEC+ sẽ tái khẳng định kế hoạch gia tăng dần sản lượng và phê duyệt mức tăng 840000 thùng/ngày dự kiến vào tháng 7 tới.

Theo dõi thêm về các tin tức về thị trường hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: (84) 024.3552.7979.
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình.
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa.
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.

Bài viết liên quan

Trả lời