TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Xung đột Nga – Ukraine ảnh hưởng thế nào đến thị trường hàng hóa toàn cầu?

Xung đột Nga - Ukraine ảnh hưởng thế nào đến thị trường hàng hóa toàn cầu

Xung đột giữa Nga – Ukraine và các nước phương Tây ngày càng trở nên rối ren. Các nhà phân tích nhận định thị trường hàng hóa toàn cầu, từ giá lúa mì đến năng lượng hay các tài sản an toàn sẽ đều cảm nhận rõ tác động từ bầu không khí căng thẳng gia tăng giữa các bên.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 21/01/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Xung đột Nga - Ukraine ảnh hưởng thế nào đến thị trường hàng hóa toàn cầu

1. Tiền sẽ chảy vào những nơi trú ẩn an toàn

Sự suy yếu của các thị trường đầu tư rủi ro đang giúp cho vai trò trú ẩn của các kim loại quý hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Bạc và bạch kim đều có một tuần tăng mạnh nhất kể từ giữa năm 2021 đến nay. Các tài sản trú ẩn an toàn khác như vàng, cũng đã tăng giá lên mức cao nhất trong vòng 2 tháng.

Ngoài ra, một sự kiện rủi ro lớn thường khiến ​​các nhà đầu tư đổ xô trở về với trái phiếu – nơi đại diện cho tài sản an toàn nhất trên hành tinh, và lần này có thể cũng sẽ không có gì khác, ngay cả khi nếu Nga tấn công Ukraina có nguy cơ sẽ làm tăng giá dầu – và từ đó đẩy lạm phát tăng lên.

Dầu thô và các kim loại quý là những mặt hàng tăng mạnh nhất một tháng sau khi xảy ra cẳng thẳng Nga – Ukraina

Dầu thô và các kim loại quý là những mặt hàng tăng mạnh nhất một tháng sau khi xảy ra cẳng thẳng Nga – Ukraine.

2. Thị trường ngũ cốc, nhất là lúa mì, sẽ bị xáo trộn mạnh

Theo số liệu của Hội đồng ngũ cốc quốc tế, Ukraine được dự đoán là nước xuất khẩu ngô lớn thứ ba thế giới trong niên vụ 2021/22 và là nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ tư. Nga là nước xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới.

Bất kỳ sự gián đoạn nào đối với dòng chảy ngũ cốc từ khu vực Biển Đen đều có thể gây ra tác động lớn đến giá cả và làm tăng áp lực lạm phát giá lương thực vào thời điểm mà vấn đề này đã trở thành mối quan tâm lớn thứ 2 trên toàn cầu, chỉ sau những thiệt hại về kinh tế do đại dịch COVID gây ra.

Bốn nhà xuất khẩu lớn – Ukraine, Nga, Kazakhstan và Romania – xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng ở Biển Đen, nơi có thể phải đối mặt với sự gián đoạn nếu xảy ra bất kỳ hành động quân sự hoặc lệnh trừng phạt nào.

Dominic Schnider, chiến lược gia của ngân hàng UBS, cho biết: “Rủi ro địa chính trị đã tăng lên trong những tháng gần đây ở khu vực Biển Đen, có thể ảnh hưởng đến giá lúa mì trong tương lai”. Giá lương thực, thực phẩm thế giới năm 2021 đã tăng 28% lên mức cao nhất trong vòng một thập kỷ và dự báo sẽ chưa sớm hạ nhiệt.

Chỉ số giá lương thực, thực phẩm của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) năm 2021 đạt trung bình 125,7 điểm, cao nhất kể từ khi đạt 131,9 điểm năm 2011.

Giá lương thực tăng làm gia tăng áp lực lạm phát.

Giá lương thực tăng làm gia tăng áp lực lạm phát.

3. Thị trường dầu và khí tự nhiên sẽ bị ảnh hưởng nặng nề

Thị trường năng lượng có thể bị ảnh hưởng nếu căng thẳng giữa hai nước chuyển thành xung đột. Châu Âu phụ thuộc khoảng 35% vào khí đốt tự nhiên của Nga, chủ yếu được dẫn qua các đường ống xuyên Belarus và Ba Lan đến Đức, đường ống Nord Stream 1 đi thẳng đến Đức và các đường ống khác qua Ukraine.

Tình hình sẽ càng trở nên nghiêm trọng khi ngoài việc châu Âu phụ thuộc vào Nga về khí đốt thì nguồn cung khí dự trữ hiện tại của khu vực này cũng đang ở mức thấp.

Vào năm 2020, khối lượng khí đốt từ Nga sang châu Âu đã giảm sau khi các đợt phong tỏa làm giảm nhu cầu, và cho đến năm ngoái dòng chảy khí từ Nga sang châu Âu vẫn chưa hồi phục hoàn toàn trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh, đẩy giá khí lên mức cao kỷ lục.

Số liệu từ ngân hàng đầu tư Jefferies chỉ ra lượng nhập khẩu khí đốt từ Nga vào khu vực Tây Bắc Âu từ tháng 8-12/2021 đã giảm 38% so với cùng kỳ năm 2018. Lượng dự trữ khí đốt ở châu Âu cũng thấp hơn mức trung bình 5 năm và giảm 21% tính đến ngày 12/1 vừa qua. Dòng khí đốt từ Nga vẫn ở mức thấp khi bước vào mùa lạnh năm 2021-2022 với lượng dự trữ thấp kỷ lục.

Nếu xảy ra trường hợp Nga tấn công Ukraina, xuất khẩu khí đốt của Nga sẽ là một phần trong các biện pháp trừng phạt. Đức cho biết nước này có thể dừng đường ống khí đốt mới Nord Stream 2 mới từ Nga, đồng thời cũng nhấn mạnh việc Châu Âu phụ thuộc vào năng lượng của Nga, và trong trường hợp bình thường thì khối sẽ tăng nhập khẩu từ nguồn cung này.

Nhà phân tích hàng hóa của SEB, ông Bjarne Schieldrop, cho biết xuất khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga sang Tây Âu qua cả Ukraine và Belarus có khả năng giảm đáng kể trong trường hợp xuất hiện các lệnh trừng phạt, và giá khí đốt có nguy cơ trở lại mức cao kỷ lục như quý 4/2021 – đã khiến giá điện ở đây tăng vọt lên mức cao nhất trong nhiều năm.

Capital Economics dự báo, trong trường xung đột xảy ra, giá khí đốt ở châu Âu có thể sẽ vượt qua mức đỉnh 180 bảng Anh/MWh hồi cuối năm ngoái. Thậm chí, một số quốc gia phụ thuộc lớn vào khí đốt của Nga, đặc biệt là khu vực Đông Âu có thể bị buộc phải luân phiên cắt điện. Trong báo cáo mới nhất, Jefferies nhận định thời kỳ giá khí đốt tự nhiên cao sẽ còn kéo dài.

Thị trường dầu cũng có thể bị ảnh hưởng. JPMorgan cho biết căng thẳng giữa 2 nước có nguy cơ làm giá dầu “tăng đột biến” và lưu ý rằng việc giá dầu tăng lên 150 USD/thùng sẽ làm giảm tăng trưởng GDP toàn cầu trong nửa đầu năm 2022 xuống chỉ 0,9%, trong khi làm tăng gấp đôi lạm phát lên 7,2%.

Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã liên tục gia tăng trong những tháng gần đây. Các cuộc đàm phán mới diễn ra vào đầu tháng 1/2022 nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng đã kết thúc mà không có bất kỳ bước đột phá nào.

Refinitiv/Doanh nghiệp và Tiếp thị.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời