TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Các thông tin cần chú ý trên thị trường hàng hóa trong tuần 26/02 – 02/03/2024

Lịch báo cáo, sự kiện quan trọng trong tuần giao dịch từ 26/02 – 02/03/2024

Một số sức ép vĩ mô đã thúc đẩy lực bán trên thị trường hàng hóa trong tuần trước. Sang tuần này, các nhân tố về chính trị, xung đột như các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga, căng thẳng tại Trung Đông vẫn sẽ có ảnh hưởng đến diễn biến giá hàng hóa. Thêm vào đó là các dữ liệu có tác động đến đồng USD như: GPD quý IV/2023 của Mỹ; PCE của Mỹ; PMI sản xuất của Mỹ, Trung Quốc, EU… cũng sẽ gián tiếp chi phối đến thị trường.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 26/02/2024

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Cách sử dụng các loại lệnh trong giao dịch hàng hóa

Với biên bản cuộc họp FOMC tuần trước cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) lo ngại về rủi ro của việc cắt giảm lãi suất quá sớm thì tuần này, thị trường sẽ rất quan tâm đến dữ liệu báo cáo sơ bộ về GDP quý IV/2023 của Mỹ.

Trong báo cáo sơ bộ lần 1, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý IV/2023 của Mỹ tăng 3,3% so với quý trước, cao hơn so với dự báo của thị trường là 2%, cho thấy nền kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt hơn nhiều so với kỳ vọng. Nếu báo cáo sơ bộ lần 2 được công bố tuần này có sự điều chỉnh tăng, đà tăng của đồng USD sẽ được thúc đẩy, lực mua một số hàng như như dầu và kim loại sẽ bị hạn chế. Ngược lại, nếu GDP bị điều chỉnh giảm, đồng USD có thể gặp sức ép.

Lịch báo cáo, sự kiện quan trọng trong tuần giao dịch từ 26/02 – 02/03/2024

Chi tiết Lịch báo cáo, sự kiện quan trọng trong tuần giao dịch từ 26/02 – 02/03/2024.

Với thị trường nông sản và nguyên liệu, yếu tố cung – cầu, nhất là nguồn cung, vẫn sẽ là tác nhân chính chi phối diễn biến giá. Diễn đàn Triển vọng nông nghiệp của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) đã cho thấy nguồn cung nông sản của nước này sẽ gia tăng trong niên vụ 23/24. Trong khi đó, tại Brazil, thời tiết đang chuyển biến tích cực hơn, giúp xoa dịu phần nào những thiệt hại do tình trạng khô hạn từ tháng 1 đến giữa tháng 2. Nguồn cung tại 2 quốc gia sản xuất trên là yếu tố chính được theo dõi trong giai đoạn này. Kỳ vọng sản lượng toàn cầu gia tăng khả năng sẽ củng cố cho xu hướng giảm của giá nông sản trong vài tuần tới.

Các quỹ đã gia tăng vị thế bán với ngô và đậu tương. Trong Báo cáo Cam kết Thương nhân (COT), khối lượng vị thế bán của các quỹ trên toàn cầu đối với ngô và đậu tương kết thúc tuần 20/2 đã đạt mức kỷ lục so với cùng giai đoạn từ trước đến nay. Dấu hiệu từ yếu tố cơ bản cùng với kỳ vọng từ các quỹ sẽ là tín hiệu cho các nhà đầu tư cá nhân nên ưu tiên hơn vị thế bán ở giai đoạn này.

Chúc các nhà đầu tư một tuần giao dịch hiệu quả!

Bài viết liên quan

Trả lời