TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Sản lượng sẽ là yếu tố mạnh nhất chi phối giá năng lượng trong thời gian tới

IEA: giá dầu sẽ hạ nhiệt trong cuối năm nay

Giá năng lượng có tuần đồng loạt giảm đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng năng lượng lan rộng cho tới nay. Kết thúc tháng 10, giá dầu thô WTI chấm dứt chuỗi tăng kéo dài 9 tuần liên tiếp trong khi giá Brent giảm lần đầu sau 7 tuần, và khí tự nhiên cũng giảm sâu gần 10%. 

[Hữu ích cho nhà đầu tư] 

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 01/11/2021

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Sản lượng sẽ là yếu tố mạnh nhất chi phối giá năng lượng trong thời gian tới

Nguồn cung dầu ra thị trường là yếu tố chi phối giá

Ở phiên giao dịch cuối tuần trước (thứ Sáu – 29/10), giá dầu tăng nhẹ nhờ được hỗ trợ bởi kỳ vọng rằng OPEC+ sẽ duy trì việc cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, tính chung cả tuần trước, giá dầu thô WTI giảm 0,23% xuống 83,57 USD/thùng, dầu Brent giảm 1,09% xuống 83,72 USD/thùng.

Giá dầu đã bị áp lực kể từ hôm thứ Tư khi tồn kho dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 4,3 triệu thùng trong tuần gần nhất. Thêm vào đó, Iran cho biết các cuộc đàm phán về việc khôi phục thỏa thuận quốc tế về chương trình hạt nhân của nước này sẽ khởi động lại vào cuối tháng 11, đưa nước này tiến gần hơn đến việc thúc đẩy xuất khẩu dầu.

Tuần đầu tháng 11, thị trường năng lượng đón chờ nhiều sự kiện quan trọng, trước hết là Cuộc họp Thượng đỉnh chống biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc năm 2021 (COP21) bắt đầu ngày hôm nay. Các quốc gia được kỳ vọng sẽ gia tăng các cam kết chống biến đổi khí hậu, và một phần quan trọng để đạt được mục đấy chính là các thay đổi trong chính sách năng lượng. Theo kỳ vọng, Mỹ và các nước châu Âu sẽ dẫn dắt các nước tham gia “Thoả thuận khí methan toàn cầu”, với mục tiêu đến năm 2030 cắt giảm 30% lượng khí methan thải ra trong năm 2020.

Methan cùng với khí CO2 là 2 loại khí thải chính sinh ra do đốt năng lượng hoá thạch như xăng dầu, khí tự nhiên, than,.. Nếu thành công, hội nghị sẽ thúc đẩy các nước nhanh chóng chuyển dịch từ ngành công nghiệp năng lượng truyền thống sang các năng lượng tái tạo.

Ngoài ra, thị trường cũng đang chờ đợi thông tin vào cuộc họp tiếp theo của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm cả Nga (OPEC+), sẽ diễn ra vào ngày 4/11. Các nhà phân tích kỳ vọng họ sẽ bám sát kế hoạch tăng thêm nguồn cung 400.000 thùng mỗi ngày cho đến tháng 4/2022.

Giá khí tự nhiên toàn cầu đồng loạt giảm

Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm đến 9,43% xuống 5.426 USD/MMBTu trong tháng 10, do dự báo thời tiết cho thấy mùa đông năm nay tại nước này sẽ ấm hơn bình thường, trong khi năng lực xuất khẩu của nước này bị hạn chế do một số nhà máy hoá lỏng khí tiến hành bảo dưỡng.

Giá khí đốt tại châu Âu cũng đã giảm hơn 11% trong ngày thứ hai liên tiếp sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo với công ty năng lượng khổng lồ Gazprom GAZP.MM bắt đầu bơm khí vào kho chứa ở châu Âu sau khi Nga hoàn thành việc bổ sung kho dự trữ của mình. Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở châu Á cũng giảm tuần thứ hai liên tiếp.

Các kho dự trữ khí của Mỹ hiện thấp hơn khoảng 3% so với mức trung bình 5 năm cho thời điểm này trong năm. Tại châu Âu, các nhà phân tích cho biết kho dự trữ thấp hơn bình thường khoảng 15%.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời