TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Giá dầu có thể biến động giằng co cho đến khi vấn đề sản lượng của OPEC+ được thống nhất

Giá dầu có thể biến động giằng co cho đến khi vấn đề sản lượng của OPEC+ được thống nhất

Bất đồng về hạn ngạch giữa một số nhà sản xuất của Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) khiến cuộc họp chính sách của nhóm bị hoãn từ ngày 26/11 sang ngày 30/11 tuần này, và đang gây áp lực lên giá dầu thô.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 27/11/2023

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Cách sử dụng các loại lệnh trong giao dịch hàng hóa

Giá dầu có thể biến động giằng co cho đến khi vấn đề sản lượng của OPEC+ được thống nhất

Saudi Arabia hiện đang yêu cầu các nước khác trong liên minh OPEC+ giảm hạn ngạch sản xuất. Điều này đã vấp phải sự phản đối từ một số thành viên châu Phi, bao gồm Angola và Nigeria. Các đại biểu cho biết OPEC+ đang tiến tới sự thỏa hiệp về vấn đề này trước cuối tuần, nhưng vẫn chưa đạt được thỏa thuận.

Iraq, Nga và Kazakhstan gần đây đã liên tục tăng sản lượng và vượt hạn ngạch. Trong khi đó, việc cắt giảm của các thành viên châu Phi tương đối khó bởi hạn ngạch đã bị điều chỉnh xuống thấp. Ngoài ra, UAE cũng khó chấp nhận giảm sản lượng, do đã đấu tranh trong cuộc họp hồi tháng 6 nhằm nâng hạn ngạch thêm 200.000 thùng/ngày trong năm 2024. Sự bất đồng giữa các thành viên OPEC+ làm giảm khả năng cắt giảm sản xuất sâu hơn, từ đó gây sức ép lên giá dầu thô.

Một số nhà phân tích kỳ vọng OPEC+ sẽ gia hạn hoặc thậm chí cắt giảm nguồn cung sâu hơn vào năm tới để hỗ trợ giá. Trong khi đó, một nguồn tin của OPEC+ cho biết nhóm này dự kiến ​​sẽ có một lựa chọn để “cắt giảm thêm” vào thứ Năm mà không cung cấp thông tin chi tiết. Vào đầu tháng 11, các nguồn tin của OPEC+ cho biết nhóm dự kiến ​​sẽ xem xét cắt giảm bổ sung.

Bà Rebecca Babin, nhà kinh doanh năng lượng cấp cao tại công ty quản lý tài sản CIBC Private Wealth US, cho biết: “Mặc dù có tin đồn rằng Saudi Arabia đã có sự tiến triển trong việc đạt sự đồng thuận, nhưng nhu cầu đầu tư mạo hiểm để mua vào dầu thô trước một thông báo chính thức vẫn còn hạn chế”. Bà nói thêm: “Cho đến khi mọi việc rõ ràng, dự kiến giá dầu sẽ gặp khó khăn trong việc phục hồi”.

Tuy nhiên, việc Iraq đang nỗ lực nối lại xuất khẩu dầu phía Bắc qua Thổ Nhĩ Kỳ, lại đang góp phần bù đắp nguồn cung thiếu hụt. Các quan chức dầu mỏ Iraq sẽ gặp đại diện của các công ty dầu mỏ quốc tế và và chính quyền Kurdistan vào đầu tháng 12 để thảo luận về những thay đổi hợp đồng trọng tâm của vấn đề.

Mặt khác, việc vận chuyển dầu thô tại các cảng Biển Đen quan trọng ở Nga và Ukraine tiếp tục bị tạm dừng trong bối cảnh một cơn bão dữ dội khiến khoảng 2 triệu người mất điện, có thể khiến sản lượng dầu của Kazakhstan bị ảnh hưởng. Gió giật mạnh, tuyết rơi dày và mưa lớn đã làm đứt đường dây điện và dẫn đến lũ lụt lớn. Nhà điều hành đường ống Transspect PJSC của Nga cho biết cơn bão có thể kéo dài suốt tuần, Bloomberg đưa tin.

Với việc các bể chứa dầu tại kho cảng của CPC gần đầy, Kazakhstan, quốc gia sử dụng CPC cho phần lớn xuất khẩu dầu thô bằng đường biển, đã buộc phải cắt giảm sản lượng. Bộ năng lượng cho biết sản lượng dầu của quốc gia Trung Á này trong ngày 26/11 đã giảm xuống 214.500 tấn, tương đương khoảng 1,57 triệu thùng/ngày, giảm hơn 15% so với một ngày trước.

Nhiều thông tin trái chiều sẽ khiến giá dầu giằng co và biến động liên tục.

Khuyến nghị kịch bản giao dịch Dầu WTI:

  • Đầu tuần giao dịch ngắn vùng 74.5-76.6
  • Mở mua trở lại khi vượt 77.2,  mục tiêu 79.3 – 81.4
  • Mở bán trở lại thủng 73.7, mục tiêu 71.1- 69.2

Xem thêm các thông tin hỗ trợ giao dịch tại chuyên mục: Tin tức thị trường và Phân tích đầu tư

Bài viết liên quan

Trả lời