TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Giá dầu vẫn đang phản ứng nhạy cảm với tình hình tại khu vực Trung Đông

Giá dầu vẫn đang phản ứng nhạy cảm với tình hình tại khu vực Trung Đông

Giá dầu có nhịp điều chỉnh giảm mạnh trong bối cảnh nhà lãnh đạo của các quốc gia liên quan đang nỗ lực ngoại giao nhằm ngăn chặn xung đột Israel – Hamas lan rộng, điều này làm giảm bớt lo ngại của nhà đầu tư về khả năng gián đoạn nguồn cung dầu tại khu vực Trung Đông.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 23/10/2023

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Cách sử dụng các loại lệnh trong giao dịch hàng hóa

Giá dầu vẫn đang phản ứng nhạy cảm với tình hình tại khu vực Trung Đông

Các nhà phân tích của JPMorgan Chase cho rằng giá dầu Brent đang bị “định giá quá mức” khoảng 7 USD/thùng. Ngoại trừ chiến tranh Yom Kippur năm 1973, không có cuộc xung đột quân sự nào trong số 10 cuộc xung đột quân sự lớn liên quan đến Israel kể từ năm 1967 có ảnh hưởng lâu dài đến giá dầu thô. Ngay cả khi cuộc chiến lan rộng ra ngoài Israel và các vùng lãnh thổ của Palestine, đà tăng của giá dầu khó có thể kéo dài trong dài hạn.

Châu Âu cũng có các hành động ngăn chặn cuộc xung đột Israel – Hamas lan rộng. Các nhà lãnh đạo EU tán thành kêu gọi của Liên hợp quốc về việc tạm dừng cuộc chiến vì lý do nhân đạo để viện trợ có thể đến tay người Palestine ở Gaza. Tổng thống Biden mới đây đã thảo luận với các tổng thống Canada, Pháp, Đức và Ý để tăng cường phối hợp giữa các đồng minh. Trong khi đó, Thủ tướng Hà Lan và Tổng thống Pháp Macron cũng sẽ đến thăm Israel trong tuần này.

Mặt khác, Hamas đã thả tự do cho hai phụ nữ Israel 79 tuổi và 85 tuổi, nằm trong số hơn 200 con tin bị bắt trong cuộc bạo loạn ngày 7/10 ở miền Nam Israel.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hương, Trưởng Phòng Kinh doanh Công ty TNHH Đầu tư Quốc tết Hữu Nghị cho biết: “Các nỗ lực ngoại giao đang giúp giá dầu hạ nhiệt, nhưng bất kỳ sự leo thang căng thẳng nào cũng sẽ đều đẩy giá dầu tăng trở lại và diễn biến vẫn còn khó đoán”.

Thêm vào yếu tố gây áp lực lên giá, tín hiệu gia tăng sản lượng ở Venezuela có thể giảm thiểu rủi ro nguồn cung thắt chặt trên thị trường. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo Venezuela ​​có thể tăng sản lượng dầu thô lên 200.000 thùng/ngày cho đến cuối năm 2024, từ mức 135.000 thùng/ngày vào năm 2023.

Theo EIA, các công ty liên doanh do Eni, Repsol và Maurel & Prom điều hành có thể tăng sản lượng thêm 50.000 thùng/ngày trong thời gian tới, đưa tổng sản lượng dầu thô của Venezuela tăng lên khoảng 900.000 thùng/ngày vào cuối năm 2024.

Về yếu tố vĩ mô, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ 10 năm đã tăng lên trên mức 5% lần đầu tiên sau 16 năm. Lợi suất trái phiếu tăng nhanh sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell cho biết rằng sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và thị trường lao động mạnh mẽ có thể đảm bảo các điều kiện tài chính thắt chặt hơn. Lo ngại lãi suất duy trì cao trong thời gian dài có thể làm chậm đà tăng trưởng của nền kinh tế, hạn chế nhu cầu dầu.

“Giá dầu có thể có các nhịp giảm điều chỉnh, nhưng xu hướng chung trong ngắn hạn thì nhiều khả năng vẫn sẽ duy trì trên vùng 80 USD/thùng đối với dầu WTI và khoảng 85 USD/thùng đối với dầu Brent. Đà tăng có thể được thúc đẩy hơn nếu dữ liệu GDP quý III của Mỹ cuối tuần này tích cực hơn dự báo”, bà Thu Hương cho biết.

Theo MXV

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường

Bài viết liên quan