TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Giá dầu thế giới xu hướng đi lên, giá xăng dầu trong nước cũng đắt thêm hơn 1.100 đồng/lít

Giá dầu thế giới xu hướng đi lên, giá xăng dầu trong nước cũng đắt thêm

Kết thúc tháng 7, giá dầu thế giới ghi nhận tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2022. Giá xăng dầu nước ta cũng điều chỉnh tăng thêm hơn 1.100 đồng/lít trong kỳ điều hành ngày 1/8/2023.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 01/08/2023

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Cách sử dụng các loại lệnh trong giao dịch hàng hóa

Giá dầu thế giới xu hướng đi lên, giá xăng dầu trong nước cũng đắt thêm

Giá xăng tại Việt Nam lại tăng hơn 1.100 đồng/lít

Tại thị trường nội địa, Liên Bộ Tài chính – Công Thương vừa thông báo thay đổi giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh mới. Giá mới được áp dụng từ 15h chiều hôm nay ngày 1/8/2023.

Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 tăng 1.160 đồng/lít, lên 22.790 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 1.170 đồng/lít, lên 23.960 đồng/lít. Tương tự, giá dầu diesel tăng 1.110 đồng/lít lên 20.610 đồng/lít.

Đáng chú ý, lần thứ hai liên tiếp giá mặt hàng nhiên liệu tăng trên 1.100 đồng/lít.

Diễn biến giá xăng dầu tại Việt Nam trong vòng một năm qua. Ảnh: Dân Trí

Giá xăng trong nước đắt thêm khoảng 2.380 – 2.470 đồng một lít, tùy loại sau hai đợt tăng giá, theo liên Bộ do giá thế giới đi lên trước các yếu tố như dự trữ dầu đang bắt đầu giảm ở một số khu vực do nhu cầu vượt quá nguồn cung bị hạn chế bởi việc cắt giảm sản lượng sâu của nhà lãnh đạo OPEC.

Giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ đầu năm 2022

Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/7, dầu thô Brent kỳ hạn tháng 10 tăng 1,2% lên 85,43 USD/thùng, dầu thô WTI tháng 9 cũng tăng 1,5% lên 81,80 USD/thùng.

Giá hai loại dầu đã dầu tăng lên mức cao mới trong ba tháng và ghi nhận tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2022, được hỗ trợ bởi những dấu hiệu nguồn cung toàn cầu thắt chặt và nhu cầu đang tăng đến hết năm nay.

Rủi ro thâm hụt gia tăng khi các nhà phân tích kinh tế cho biết quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới là Saudi Arabia sẽ duy trì chính sách cắt giảm 1 triệu thùng dầu/ngày sang tháng 9. Saudi Arabia dự kiến tiếp tục tình nguyện cắt giảm sản lượng dầu 1 triệu thùng/ngày sang cả tháng 9.

Theo một cuộc khảo sát từ Reuters, sản lượng của Saudi Arabia đã giảm 860.000 thùng/ngày trong tháng 7 so với tháng trước đó. Sự cắt giảm nguồn cung của Saudi Arabia đã kéo theo mức dự đoán giảm khoảng 840.000 thùng dầu/ngày đối với tổng sản lượng dầu thô OPEC trong tháng 7, ước tính đạt mức thấp nhất kể từ tháng 9/2021.

Giới quan sát cũng chỉ ra rằng dự trữ dầu ở nhiều nơi cũng đang bắt đầu giảm. Đặc biệt là ở Mỹ, nơi chính phủ đã bắt đầu bổ sung cho kho dự trữ dầu mỏ chiến lược. Ước tính trung bình của năm nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của Reuters là lượng dầu dự trữ tại Mỹ đã giảm khoảng 900.000 thùng trong tuần tính đến ngày 28/7.

Thêm vào đó, sản lượng dầu thô ở trung tâm năng lượng của Canada, khu vực Alberta đã giảm 21% xuống còn 2,71 triệu thùng/ngày trong tháng 6, mức thấp nhất trong 7 năm khi các nhà sản xuất cát dầu đang phục hồi sau các vụ cháy rừng.

Ngân hàng Goldman Sachs ước tính rằng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 102,8 triệu thùng/ngày trong tháng 7, đồng thời điều chỉnh tăng nhu cầu năm 2023 khoảng 550.000 thùng/ngày, do ước tính tăng trưởng kinh tế mạnh hơn tại Ấn Độ và Mỹ bù cho nhu cầu giảm ở Trung Quốc.

Tổng hợp

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường

Bài viết liên quan