TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Giá dầu liên tục đối mặt với nhiều áp lực

Các chất xúc tác đối với giá dầu hiện nay

Giá dầu để mất mức tăng trước đó sau khi đường ống Druzhba vận chuyển dầu sang Hungary đã khởi động lại. Cùng với đó là số ca nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc tăng cao và dự báo của các tổ chức lớn về tăng trưởng nhu cầu dầu sẽ giảm, không khỏi gây sức ép lên tâm lý của nhà đầu tư.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 11/11/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tầm quan trọng của công cụ bảo hiểm giá

Giá dầu liên tục đối mặt với nhiều áp lực

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/11, giá dầu WTI tiếp tục giảm 1,53% xuống 85,59 USD/thùng, dầu Brent cũng giảm 1,07% xuống 92,86 USD/thùng, 

Hôm qua, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho biết, hoạt động cung ứng dầu thông qua hệ thống Drruzhba từ Nga đã được nối lại sau khi bị gián đoạn do sự cố cắt điện.

Tại Trung Quốc, số lượng ca nhiễm COVID-19 đang tăng gây ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư khi khi mà biện pháp nới lỏng kiểm soát COVID-19 được áp dụng trong tuần này.

Thêm vào đó, giá dầu cũng chịu thêm sức ép từ một báo cáo của Petro-Logistics cho biết xuất khẩu từ OPEC đã giảm đáng kể trong tháng này.

Tuy vậy, trong phiên có lúc cả hai loại dầu đều tăng mạnh sau khi một tàu chở dầu bị bắn ngoài khơi Oman gây ra thiệt hại nhẹ, nhấn mạnh nguy cơ địa chính trị trên các tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp nhất thế giới này.

Đà giảm cũng được hạn chế bởi dữ liệu dự trữ dầu thô của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến. Theo báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, tồn kho dầu thô của nước này giảm 5,4 triệu thùng trong tuần trước so với dự đoán giảm 440.000 thùng.

Cũng thúc đẩy giá là số liệu doanh số bán lẻ tích cực của Mỹ được công bố hôm qua. Theo đó, doanh số bán lẻ trong tháng 10 của Hoa Kỳ đạt mức tăng 1,3% so với tháng trước, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 1 năm nay, và đánh bại kỳ vọng tăng 1% của các chuyên gia kinh tế. Nhiều nhà giao dịch lạc quan kỳ vọng về một cuộc “hạ cánh mềm” của Fed, khi lạm phát được kiểm soát và Mỹ sẽ tránh được một cuộc suy thoái. 

Các tổ chức lớn như OPEC và IEA đồng loạt hạ dự báo rằng tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu. Báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA hôm 15/11 cho rằng triển vọng kinh tế u ám sẽ khiến nhu cầu dầu toàn cầu giảm gần 1/4 triệu thùng trong quý 4/2022 so với cùng kỳ năm trước, tăng trưởng nhu cầu giảm xuống 1,61 triệu thùng/ngày trong năm 2023 từ mức 2,1 triệu thùng/ngày trong năm nay.

Cơ quan này cũng cảnh báo triển vọng nhu cầu dầu toàn cầu phải đối mặt với nhiều trở ngại trong vài tháng tới, với việc tiêu thụ khó có thể lấy lại động lực cho đến quý II/2023.

Thị trường dầu thế giới hiện đang chuẩn bị cho một trong những đợt trừng phạt mạnh tay nhất của châu Âu đối với sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Nga: các sản phẩm năng lượng.

Từ ngày 5/12/2022, chính phủ các nước thuộc EU sẽ cấm nhập khẩu dầu Nga, đồng thời cấm các doanh nghiệp nước này hỗ trợ tiền hoặc bảo hiểm cho các sản phẩm dầu Nga. Trong cùng ngày, quy định về áp trần giá dầu Nga được dẫn đầu bởi nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 sẽ chính thức có hiệu lực. Kế hoạch này sẽ cho phép các doanh nghiệp phương Tây có thể điều phối chuyển hướng dầu Nga chỉ nếu như dầu được bán dưới mức giá đề ra.

Theo IEA, hơn 1 triệu thùng dầu xuất khẩu của Nga dự kiến sẽ bị cản trở bởi các quy định trừng phạt của phương Tây dự kiến sẽ có hiệu lực sau vài tuần tới. Đồng thời, Moscow sẽ chật vật trong việc điều hướng các sản phẩm năng lượng đi nơi khác, thực tế này đe dọa gây tổn hại đến các thị trường năng lượng toàn cầu.

Tổng hợp

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.

Bài viết liên quan

Trả lời