TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Chồng chất các vấn đề khiến nguồn cung dầu có nguy cơ thêm thâm hụt

Giá dầu đảo chiều giảm giữa nhiều áp lực

Giá dầu thô tiến trở lại gần mốc 120 USD/thùng trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung với ngày càng nhiều nỗi lo hơn.

[Hữu ích cho nhà đầu tư] 

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 28/03/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Chồng chất các vấn đề khiến nguồn cung dầu có nguy cơ thêm thâm hụt

Giá dầu tăng trở lại sau 2 tuần giảm liên tiếp, trước các nguy cơ về gián đoạn nguồn cung do căng thẳng giữa Nga – Ukraine và Saudi Arabia – phiến quân Houthi. Kết thúc tuần giao dịch từ 21 – 27/03, giá dầu thô WTI tăng 10,49% lên 113,9 USD/thùng trong khi dầu Brent tăng 11,71% lên 117,37 USD/thùng.

Không chỉ gặp vấn đề với các tàu chở dầu, sản lượng dầu xuất khẩu thông qua đường ống dẫn CPC, với công suất khoảng 1,1 triệu thùng/ngày cũng gặp khó khăn, do sự cố tại các cầu cảng bị hư hỏng.

Cuối tuần qua, ngày 25/3, nhóm phiến quân Houthi ở Yemen đã nhận thực hiện các vụ tấn công xuyên biên giới bằng thiết bị bay không người lái và tên lửa nhằm vào các cơ sở khai thác dầu khí của Saudi Arabia, gây ra hỏa hoạn tại một số nhà máy lọc dầu. Đây là đợt tấn công thứ 3 như vậy trong vòng chưa đầy 1 tuần. Thị trường dầu mỏ vốn đã xáo trộn, những thông tin này càng gây lo ngại nguồn cung dầu mỏ sẽ thêm khan hiếm. Phía Saudi Arabia đã cảnh báo các xung đột này sẽ đe dọa an ninh năng lượng toàn cầu.

Bên cạnh đó, các căng thẳng tiếp tục leo thang tại khu vực châu Âu bất chấp các nỗ lực ngoại giao của các bên. Các lệnh cấm vận dành cho phía Nga vẫn chưa có khả năng được dỡ bỏ, gây ảnh hưởng đến sản lượng dầu xuất khẩu của nước này.

Hiện tại, mặc dù Nga đang thúc đẩy chuyển sang bán cho các nước châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ, và thử nghiệm với việc nhận thanh toán bằng các tiền tệ khác Dolar Mỹ như đồng Nhân dân tệ và đồng Rupee, tuy nhiên các số liệu chính thức cho thấy xuất khẩu sang khu vực này không tăng nhanh.

Nhà máy lọc dầu lớn nhất của Ấn Độ là Indian Oil Corporation mới đăng ký mua thêm 3 triệu thùng dầu Urals, sản phẩm dầu chủ lực của Nga. Trong khi đó, phía Trung Quốc cũng không có nhiều động thái mới. Vận chuyển dầu từ Nga sang châu Á mất 40 ngày, khiến cho chi phí vận chuyển và vấn đề logistics tương đối phức tạp. Điều này khiến cho tổng nguồn cung dầu của thế giới có thể sụt giảm mạnh từ tháng 04.

Không chỉ gặp vấn đề với các tàu chở dầu, sản lượng dầu xuất khẩu thông qua đường ống dẫn CPC, với công suất khoảng 1,1 triệu thùng/ngày cũng gặp khó khăn, do sự cố tại các cầu cảng bị hư hỏng.

Một số nhà giao dịch dầu mỏ uy tín nhất thế giới đã dự đoán giá dầu thô của thế vượt 200 USD/thùng trong năm nay do thế giới ngày càng tẩy chay dầu của Nga trong khi nguồn cung thay thế không có. Nguồn cung dầu của Nga vào châu Âu sẽ biến mất sau xung đột Nga – Ukraine, dẫn đến tái định hình lâu dài thị trường năng lượng toàn cầu.

Các khó khăn này đang khiến cho các quốc gia tiêu thụ dầu lớn phải tìm kiếm nguồn cung thay thế. Tuy vậy, ngay tại Mỹ, quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới, mặc dù giá dầu lên cao đã thúc đẩy số lượng giàn khoan dầu tăng trong 19 tháng liên tiếp, nhưng mức tăng gần đây rất nhỏ do nhiều công ty tập trung vào vấn đề cải thiện dòng tiền cho các nhà đầu tư hơn là thúc đẩy sản lượng. Tuần vừa rồi, theo dữ liệu của Baker Hughes, số giàn khoan dầu tại Mỹ chỉ tăng 7 chiếc lên 531.

Trong khi đó, Thượng Hải, thành phố lớn nhất Trung Quốc về dân số, đồng thời là trung tâm tài chính lớn, đã thông báo sẽ tiến hành phong tỏa trong ít nhất 9 ngày để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Điều này gây lo ngại không chỉ về việc nhu cầu đi lại tại quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới sẽ giảm, mà còn làm suy yếu tăng trưởng kinh tế của nước này, khi chính sách “Zero-Covid” kéo dài quá lâu.

Theo MXV.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời