PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ, TIN NỔI BẬT, TIN TỨC

Tại sao phải đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa phái sinh?

Tại sao phải đáo hạn hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn hàng hóa?

[Series: Giúp Trader trả lời những câu hỏi] – Tại sao phải đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa phái sinh?

Xem lại:

Series 1 – Đầu tư hàng hóa là gì?

Series 2 – Giao dịch hàng hóa qua sàn nào?

Series 3 – Hàng hóa nào tiềm năng để đầu tư?

Tại sao phải đáo hạn hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn hàng hóa?

Tại sao phải đáo hạn hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn hàng hóa?

Các hợp đồng kỳ hạn tiêu hàng hóa là những hợp đồng được niêm yết giao dịch trong thời hạn nhất định nhằm đảm bảo tiêu chuẩn của hàng hóa. Bởi, vốn dĩ chất lượng của hàng hóa thường chỉ đạt mức độ cao nhất trong một biên độ thời gian nhất định. Nếu kéo dài quá thời hạn hàng hóa có thể bị hư hại, kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn lưu thông hoặc không thể đo đến định giá được sự tiêu hao chất lượng.

Chẳng hạn như mặt hàng cà phê, thường chỉ được niêm yết trong 24 – 27 tháng trở lại. Trong khoảng thời gian niêm yết đó, các hợp đồng cà phê được chia làm nhiều thời gian đáo hạn bởi nhiều nguyên do như chất lượng mùa vụ khác nhau, thời điểm giao hàng, thời gian vận chuyển…

Về mặt lý thuyết, các hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn là các thỏa thuận có tính pháp lý ràng buộc, khi đến ngày hiệu lực mỗi hợp đồng sẽ có một ngày đạo hạn được quy định chi tiết bởi Sở giao dịch hàng hóa. Do đó, người mua và người bán bắt buộc phải hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng hoặc thực hiện thỏa thuận thanh lý hợp đồng vào ngày đáo hạn.

Đối với những người mua/bán giao nhận vật chất, trước hoặc trong ngày giao dịch cuối cùng hợp đồng kỳ hạn sẽ chuyển thành một nghĩa vụ pháp lý, chuyển đến cho người bán thực hiện và chuyển giao hàng hóa được quy định trong hợp đồng. Người mua sẽ bị chỉ định vào danh sách mua hàng và phải nộp bổ sung tiền theo quy định để có thể chi trả đầu đủ tiền mua hàng hóa đó.

Trong trường hợp không giao nhận hàng vật chất, người mua hoặc bán có thể thanh lý hoặc tất toán các kỳ hạn/vị thế họ đang nắm giữ. Nghĩa là, người bán có thể ‘mua lại’ hợp đồng kỳ hạn, và người mua có thể ‘bán lại’ hợp đồng kỳ hạn để đưa vị thế sở hữu về mức 0. Ngoài ra, người mua/bán có thể tất toán vị thế đối với hợp đồng sắp đáo hạn và khởi tạo vị thế tương tự đối với hợp đồng có kỳ hạn xa hơn.

Do các hợp đồng kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa và được chấp thuận niêm yết giao dịch rộng rãi, nên người mua và người bán đều có thể làm giao dịch đảo ngược mua lại hoặc bán lại hợp đồng kỳ hạn đã được thực hiện trước đó. Các nhà giao dịch có thể đảo ngược vị thế ban đầu và giao dịch với bất kỳ ai trên thị trường mà không nhất thiết phải đi làm người đã mua bán hợp đồng với mình để giao kết thanh lý.

Nhà đầu tư cần làm gì khi đến ngày đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa phái sinh?

Ngày đáo hạn hợp đồng là ngày giao dịch cuối cùng các sản phẩm hợp đồng hàng hóa. Vào ngày đáo hạn, hợp đồng của tháng hiện tại được tất toán về tài khoản và chuyển sang các tháng tiếp theo để giao dịch. Mỗi hợp đồng giao dịch hàng hóa sẽ có thời điểm đáo hạn khác nhau (tùy vào đặc thù riêng của mỗi sản phẩm).

Càng gần đến ngày đáo hạn, thị trường có thể trở nên nhộn nhịp và biến động hơn, đặc biệt trước vài ngày trước thời điểm đáo hạn, do hoạt động thực hiện vị thế của nhà đầu tư ồ ạt. Thông thường, càng tới cuối ngày đáo hạn của hợp đồng mức thanh khoản của hợp đồng trên thị trường càng giảm. Mức này sẽ giảm mạnh sau khi thị trường qua ngày thông báo đầu tiên. Trong trường hợp không thực hiện tham gia vào quá trình giao nhận vật chất, nhà đầu tư sẽ phải đóng hoặc chuyển kỳ hạn đối với vị thế mở đang nắm giữ trước mốc thời gian quy định (tùy vào từng giai đoạn sẽ quy định mốc thời gian khác nhau). Điều này có thể ảnh hưởng đến giá cơ sở và do đó tạo ra các biến động giá thị trường.

Bên cạnh đó, trước hoặc trong ngày đáo hạn, các nhà đầu tư phải quyết định vị thế cuối cùng của mình. Nếu không đóng vị thế trước khi hợp đồng hết hạn, nhà đầu tư sẽ không được nắm giữ vị thế mua nữa, đồng thời không chủ động được giá chốt lời/ cắt lỗ theo ý muốn.

Trong giao dịch hàng hóa phái sinh, nếu nhà đầu tư thực hiện nắm giữ vị thế qua ngày giao dịch cuối cùng (ngày đáo hạn) của hợp đồng, nhà đầu tư sẽ phải thực hiện việc giao nhận hàng vật chất theo chỉ định từ phía Sở Giao dịch hàng hóa.

Tuy nhiên, hiện tại MXV chưa hỗ trợ việc giao nhận hàng vật chất nên khi giao dịch hàng hóa qua MXV, nhà đầu tư bắt buộc phải đóng vị thế trước ngày đáo hạn của hợp đồng.

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

Liên hệ tư vấn và nhận thông tin ưu đãi giao dịch: 024 3552 7979


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
🏢 Địa chỉ: Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 Đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
🌐 Facebook: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
📼 Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan