TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Thấy gì sau quyết định cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày của OPEC+

Thấy gì sau quyết định cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày của OPEC+

Dầu thô tăng phiên thứ 3 liên tiếp trong tuần, sau quyết định cắt giảm sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) và báo cáo thị trường dầu hàng tuần của EIA cho thấy tồn kho dầu tại Mỹ tiếp tục giảm.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 06/10/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tầm quan trọng của công cụ bảo hiểm giá

Thấy gì sau quyết định cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày của OPEC+

Giá dầu tăng vọt hơn 2% sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+

Kết thúc phiên giao dịch ngày 05/10, giá dầu thô WTI tăng 1,43% lên 87,76 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 1,71 USD/thùng lên 93,37 USD/thùng.

Thông tin quan trọng nhất trong ngày hôm qua là cuộc họp chính sách tháng 10 của OPEC+. Kết thúc cuộc họp, nhóm quyết định sẽ giảm sản lượng dầu tháng 11 ở mức 2 triệu thùng/ngày so với tháng 10, tương đương 2% tổng nguồn cung dầu thế giới và là mức cắt giảm lớn nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020.

Việc cắt giảm 2 triệu thùng/ngày của OPEC+ được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phục hồi của giá dầu đã giảm xuống khoảng 90 USD/thùng từ mức đỉnh 120 USD/thùng hồi tháng 6, trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, lãi suất Mỹ tăng và đồng USD mạnh lên.

Tuy vậy, với 14 trên 20 thành viên đang gặp khó khăn trong việc sản xuất theo hạn ngạch cũ, con số thực tế sẽ không đến mức 2 triệu thùng/ngày. Theo ước tính của Ả Rập Xê Út, sản lượng sẽ giảm khoảng 1 – 1,1 triệu thùng/ngày, còn Goldman Sachs đưa ra ước tính thấp hơn, ở mức 0,4 – 0,6 triệu thùng/ngày. Nhiều nhà phân tích cho rằng, chỉ có các nước Trung Đông chủ chốt mà dẫn đầu là Ả Rập Xê Út, Iraq, UAE và Kuwait mới cần phải cắt giảm sản lượng để tuân thủ hạn ngạch.

Trước đó, vào tháng 8, sản lượng của OPEC+ thấp hơn mục tiêu 3,58 triệu thùng/ngày do một số quốc gia đã bơm quá mức hạn ngạch hiện có của họ.

Quyết định của OPEC+ đã vấp phải sự phản đối của các quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn, đặc biệt là Mỹ. Tổng thống Joe Biden tìm cách ngăn cản giá xăng của Mỹ tăng trước cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ vào ngày 8/11. Nhà Trắng cho biết sẽ tham vấn Quốc hội về các công tác để giảm bớt sự kiểm soát của nhóm OPEC+ đối với giá năng lượng. Theo giới phân tích, phát biểu này ám chỉ về dự luật NOPEC, nhằm chống tình trạng độc quyền trên thị trường dầu. Nếu được thông qua, Mỹ có thể kiện OPEC vì can thiệp quá sâu vào thị trường. Tuy vậy, dự luật này vấp phải sự phản đối của nhiều bên, trong đó có cả các công ty trong ngành dầu khí Mỹ.

Giá cũng nhận được sự hỗ trợ sau báo cáo tối qua của EIA, cho thấy tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ giảm tuần thứ 2 liên tiếp. Cụ thể, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa kết hợp với xuất khẩu tăng đã khiến cho tồn kho trong tuần kết thúc 30/09 giảm 1,4 triệu thùng. Trước đấy, thị trường kỳ vọng tồn kho sẽ giảm 2,1 triệu thùng. Tồn kho các sản phẩm lọc dầu như xăng, nhiên liệu chưng cất và nhiên liệu máy bay cũng đồng loạt giảm mạnh lần lượt ở mức 4,7, 3,4 và 0,5 triệu thùng, trở thành hỗ trợ tốt cho giá.

Nước cờ của OPEC+ là một mũi tên trúng nhiều đích?

Ngày 13/9, trong báo cáo cập nhật mới nhất của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), tổ chức này đã giữ nguyên dự báo mức tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2022 và 2023 nhờ các dấu hiệu cho thấy các nền kinh tế chủ chốt đang hoạt động tốt hơn dự kiến, bất chấp tình hình lạm phát ngày càng tăng.

Dư luận Trung Đông không nhìn thấy nhiều yếu tố chính trị ở đây. Hành động cắt giảm của OPEC+ được cho phản ánh 2 điều. Thứ nhất là có vẻ như các nước xuất khẩu dầu trong OPEC, đặc biệt là các nước Vùng Vịnh không còn hài lòng với mức giá dầu 60 – 70 USD/thùng. Hiện nay, lạm phát cao, các chính sách nới lỏng tiền tệ khiến mức 60 – 70 USD/thùng nay không còn mang giá trị của 60 – 70 USD cách đây 1 – 2 năm.

Thứ hai, các nước xuất khẩu dầu OPEC, đứng đầu là Saudi Arabia được cho vẫn còn e ngại khả năng Nga sẽ còn bị sụt giảm sản lượng dầu cung ra thị trường sâu hơn vào năm tới, khi các chính sách cấm vận của châu Âu phát huy đầy đủ hiệu lực. Như vậy khi đó, Saudi Arabia hay OPEC sẽ phải cung ra thêm dầu để ổn định thị trường.

Tuy nhiên, sản lượng dầu còn dư của các nước hiện nay đã cạn kiệt. Vì vậy, cắt giảm lúc này được cho còn là bước đi phòng xa để OPEC hay OPEC+ còn giữ lại cho mình ít công cụ, dư được chút ít sản lượng dầu đề phòng cho những biến động của năm tới. Khi OPEC không còn khả năng chi phối thị trường dầu, OPEC sẽ không còn là gì nên họ cũng không thể dùng hết sản lượng dự trữ của mình.

Việc OPEC+ cắt giảm sản lượng tưởng chừng là một nước cờ lùi trên bàn cơ năng lượng, tuy nhiên đây là bước đi cần thiết trong bối cảnh từ đầu tháng 12 tới các lệnh trừng phạt cấm nhập khẩu và áp giá trần với dầu mỏ của Nga sẽ có hiệu lực. Giảm để giữ giá và thế chủ động.

Bên cạnh đó, thông tin Bộ Năng lượng Mỹ sẽ bán ra tới 10 triệu thùng dầu từ kho Dự trữ dầu chiến lược vào tháng 11 tới cũng được OPEC dự báo là khiến thị trường “NGẬP TRONG DẦU” khi nguy cơ suy thoái kinh tế gia tăng.

Các nhà giao dịch quá vội vàng để bán tháo hợp đồng dầu?

Sau động thái cắt giảm sản lượng của OPEC+, các nhà phân tích hầu như chắc chắn giá dầu sẽ phục hồi, có lẽ, mạnh mẽ, vào cuối năm, bất chấp lo ngại suy thoái.

Nguy cơ nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại và rơi vào vùng tăng trưởng âm ngày một lớn trong vài tháng qua. Đến nỗi giá dầu đã mất khoảng 1/4 giá trị trong quý III sau khi tăng mạnh trong hai quý đầu năm.

Theo nhà báo John Kemp của Reuters, các quỹ đầu cơ và các nhà giao dịch tổ chức khác đã bán ròng 10 trong số 16 tuần qua, làm giảm vị thế các hợp đồng dầu được giao dịch nhiều nhất, với tổng cộng 237 triệu thùng kể từ tháng 6.

Phản ánh hơn nữa những lo ngại ngày càng lớn về suy thoái trong quý thứ 3, số liệu của Kemp cho thấy các nhà giao dịch tổ chức đã giảm vị thế dài hạn tăng giá đối với dầu xuống tỷ lệ 3,61:1 từ 6,68:1 trong tháng 6

“Giá dầu lao dốc khi lo ngại về tăng trưởng toàn cầu rơi vào trạng thái hoảng loạn do ngân hàng trung ương cam kết chống lạm phát. Có vẻ như các ngân hàng trung ương đang sẵn sàng tiếp tục mạnh tay với việc tăng lãi suất và điều đó sẽ làm suy yếu cả hoạt động kinh tế cũng như triển vọng nhu cầu dầu thô ngắn hạn”, nhà phân tích Edward Moya của Oanda nói với Reuters vào tháng trước.

Tuy nhiên, giá dầu đã tăng hơn 5% trước cả khi OPEC+ cắt giảm sản lượng do các đồn đoán được tung ra. Goldman hiện dự báo giá dầu Brent ở mức 105 USD/thùng vào cuối năm và WTI ở mức 95 USD/thùng.

Điều này cho thấy điều gì đó đã rõ ràng vào năm ngoái. Các yếu tố cơ bản có thể bị gạt sang một bên trong một thời gian. Nguy cơ suy thoái chắc chắn có ý nghĩa tiêu cực đối với tăng trưởng nhu cầu dầu, nhưng trong bối cảnh nguồn cung eo hẹp, triển vọng về giá luôn thay đổi từ giảm sang tăng.

Tổng hợp

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời