TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Diễn biến giá xăng dầu trong nước và thế giới ngày 01/11

Diễn biến giá xăng dầu trong nước và thế giới ngày 01/11

Giá xăng trong nước có phiên tăng thứ 2 liên tiếp, giá dầu giảm theo diễn biến thị trường dầu thế giới.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 01/11/2023

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Cách sử dụng các loại lệnh trong giao dịch hàng hóa

Diễn biến giá xăng dầu trong nước và thế giới ngày 01/11

Trong nước: Xăng tăng, dầu giảm ở kỳ điều chỉnh mới

Liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương vừa thông báo thay đổi giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh mới. Giá mới được áp dụng từ 15h hôm nay, ngày 01/11/2023.

Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 tăng 250 đồng/lít, lên 22.610 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 416 đồng/lít, lên 23.930 đồng/lít. Như vậy, giá xăng đã có 2 phiên tăng liên tiếp. 

Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 549 đồng/lít, xuống 21.940 đồng/lít; dầu hỏa giảm 448 đồng/lít, còn 22.305 đồng/lít; dầu mazut giảm 373 đồng/kg, còn 16.240 đồng/kg.

Diễn biến giá xăng dầu trong nước từ đầu năm đến 1.11.2023

Diễn biến giá xăng, dầu tại Việt Nam từ đầu năm đến nay. Ảnh: VnExpress.

Từ đầu năm đến nay, giá nhiên liệu trong nước có 31 đợt điều chỉnh, trong đó 18 lần tăng, 9 lần giảm và 4 kỳ giữ nguyên.

Thế giới: Giá dầu có xu hướng giảm

Giá dầu thế giới đã giảm mạnh trong những phiên gần đây khi các lo ngại xung đột ở Trung Đông đang lắng xuống.

Theo khảo sát của Reuters, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã bơm 27,9 triệu thùng/ngày trong tháng 10/2023, tăng 180.000 thùng/ngày so với tháng 9/2023. Mức tăng chủ yếu đến từ Nigeria và Angola.

Nguồn cung dầu cũng có dấu hiệu gia tăng mạnh mẽ tại Mỹ. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng dầu Mỹ đã phá vỡ kỷ lục trong tháng 8/2023, đạt mức 13,05 triệu thùng/ngày, tăng 0,7% so với tháng 7. Mức cao nhất được ghi nhận trước đó là vào tháng 11/2019, đạt 13 triệu thùng/ngày.

Sự gia tăng sản lượng của nhiều quốc gia đang bù đắp khoảng trống từ việc cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia và các thành viên khác của OPEC+, làm giảm bớt lo ngại thâm hụt nguồn cung.

Yếu tố thúc đẩy giá dầu tăng cao thời gian trước từ các nguyên nhân nguồn cung thắt chặt và rủi ro địa chính trị, do đó khi các vấn đề trên được giải quyết và lắng xuống thì áp lực lên giá sẽ không còn.

Trong khi đó, sang mùa đông nhu cầu đi lại sẽ giảm xuống khiến cho lo ngại thiếu hụt dầu không còn là vấn đề trọng tâm tác động đến giá dầu nữa.

Phiên tối nay (01/11) và ngày mai, thị trường sẽ dành sự quan tâm lớn đến cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed0. Nếu Fed vẫn duy trì quan điểm cứng rắn thì rất có thể đồng USD sẽ tiếp tục tăng cao hơn và đây sẽ là một yếu tố gây áp lực thêm cho giá dầu.

Tổng hợp

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường

Bài viết liên quan