PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ, TIN NỔI BẬT

Giao dịch hàng hóa: cơ hội hay rủi ro?

LÀM SAO ĐỂ ĐẦU TƯ HÀNG HÓA HIỆU QUẢ?

Sự ra đời của loại hình giao dịch hàng hóa phái sinh xuất phát từ nền tảng là giao dịch các hợp đồng tương lai, quyền chọn, hoán đổi để bảo hộ cho sự biến động của giá cả. Tuy nhiên, trong giao dịch các hợp đồng kỳ hạn không nhận vật chất, nhiều người cho rằng thị trường này rủi ro bởi giá hàng hóa liên tục thay đổi. Thực chất, sự biến động mạnh của thị trường chính là cơ hội để các nhà đầu tư kiếm lời. Đặc biệt, khác với các loại hình đầu tư khác, như chứng khoán chỉ khi thị trường tăng điểm nhà đầu tư mới có lợi nhuận, thì với giao dịch hàng hóa dù giá lên hay xuống nhà đầu tư vẫn có cơ hội kiếm ra tiền.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Muốn giao dịch hàng hóa thì phải làm như thế nào?

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 17/05/2021

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Giao dịch hàng hóa: cơ hội hay rủi ro?
Giao dịch hàng hóa là kênh đầu tư an toàn về mặt pháp lý

Từ hơn 10 năm trước, giao dịch hàng hóa cũng đã bước chân vào thị trường Việt Nam. Thời điểm đó, một số sàn chui, bất hợp pháp, nhiều giao dịch bị các chủ sàn dùng các biện pháp kỹ thuật để can thiệp, thậm chí xóa sạch lịch sử giao dịch, gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

Cho đến nay, thị trường giao dịch hàng hóa đã cơ bản hoàn thiện về mặt pháp lý và được quản lý bởi Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV). Bộ Công Thương cấp phép hoạt động cho MXV tổ chức triển khai giao dịch, quản lý thị trường và liên thông trực tiếp với các sàn quốc tế.

MXV sở hữu công nghệ chuyển giao với nền tảng tối ưu về hỗ trợ giao dịch hàng hóa tốt nhất thế giới như CME, CBOT, ICE hay OSE. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam thực hiện tất cả các nghiệp vụ giao dịch, thanh toán bù trừ, kiểm định, vận chuyển hàng hóa và chuyển giao thanh khoản…

Do trực tiếp liên thông với các sở giao dịch hàng hóa thế giới nên thông tin về giá cả hàng hóa được công khai minh bạch rõ ràng, cập nhật biến động nhanh chóng. MXV đăng ký danh sách Legal Entity Identifier (LEI) do The Financial Stability Board (FSB) áp dụng cho tất cả các giao dịch tài chính với các đối tác ở châu Âu.

Thông qua Sở, các doanh nghiệp có thể bảo hiểm rủi ro về giá khi giao dịch trên thị trường quốc tế. Chẳng hạn, doanh nghiệp A thỏa thuận mua 100kg cà phê với đối tác B, mức giá 150.000 đồng/kg vào ngày 1/7. Sau 1 tháng, hai bên sẽ thực hiện mua bán cà phê theo đúng hợp đồng là 150.000 đồng/kg, mặc dù giá cà phê trên thị trường lúc này đã tăng lên 200.000 đồng/kg.

Với mô hình giao dịch hàng hóa hiện nay, nếu không có nhu cầu, nhà đầu tư không phải trực tiếp giao dịch nhận hàng hóa vật chất thật về tích trữ, rồi mới đem bán để hưởng chênh lệch, mà sẽ giao dịch với nhau bằng các hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn, chỉ cần giao dịch trực tuyến trên phần mềm. Nhà đầu tư có thể bán đi hoặc mua lại để chốt lời.

Hiện trên thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam có 26 mặt hàng được cấp phép giao dịch, chia thành 4 nhóm hàng lớn, bao gồm: nông sản, kim loại, nguyên liệu công nghiệp và năng lượng. 

26 mặt hàng giao dịch hàng hóa

Biến rủi ro thành cơ hội kiếm tiền

Giao dịch hàng hóa là thị trường toàn cầu với khả năng thanh khoản cực kỳ cao. Trong số các nhóm mặt hàng thì ngành hàng nông sản là nhóm hàng thường xuyên được giao dịch nhất trên thị trường. Thanh khoản cao sẽ cho việc mua bán của các nhà đầu tư dễ dàng và thuận lợi hơn.

Với tỷ lệ đòn bẩy từ 1:10 đến 1:20, tùy theo một số mặt hàng (tức số tiền bỏ ra để giao dịch quyền mua hoặc quyền bán bằng 1/30 lần giá trị thật đang giao dịch của hàng hóa), giao dịch hàng hóa mang lại lợi thế không chỉ cho các nhà xuất khẩu trong việc bảo toàn doanh thu, mà tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ lướt sóng.

Thêm vào đó, như đã nói, khác với các loại hình đầu tư như chứng khoán chỉ khi thị trường tăng điểm nhà đầu tư mới có lợi nhuận, thì với giao dịch hàng hóa dù giá lên hay xuống nhà đầu tư vẫn có cơ hội kiếm ra tiền. Vì vậy, sự biến động của giá cả trên thị trường này nói chính xác là cơ hội cho các nhà đầu tư chứ không hẳn là rủi ro. Thị trường có tính hai chiều, khi dự đoán giá lên, nhà đầu tư có cơ hội đặt lệnh mua sau đó bán đi để chốt lời; còn nếu giá hàng hóa xuống thì ngược lại, nhà đầu tư có thể vào lệnh bán khi giá giảm thì đặt lệnh mua để kết thúc vị thế và chốt lời. Rủi ro chỉ xảy ra trong trường hợp nhà đầu tư đưa ra các dự đoán không chsnh xác về xu hướng giá của thị trường.

Đặc biệt, về vấn đề thanh toán, giao dịch hàng hóa đang có chu kỳ thanh toán T+0, tức là sau khi nhà đầu tư mua bán, tiền có thể lập tức chuyển về tải khoản. 

Về cơ bản, khi tham gia đầu tư các loại hình tài chính như giao dịch hàng hóa, những người có nhiều vốn, thời gian và trình độ chuyên môn sẽ có cơ hội chiến thắng nhiều hơn trong các quyết định đầu tư. 

Tìm hiểu thêm về thị trường hàng hóa hoặc đăng ký MỞ TÀI KHOẢN MIỄN PHÍ liên hệ hotline: 024.2552.7979.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: (84) 024.3552.7979.
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình.
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa.
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.

Bài viết liên quan

Trả lời