TIN NỔI BẬT, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Triển vọng nhu cầu mờ mịt, giá cao su chạm đáy 8 tháng

Nhu cầu cao su toàn cầu tiếp tục cải thiện, giá sẽ tăng trong ngắn hạn

Giá cao su gần đây liên tiếp giảm và được ANRPC dự báo sẽ chưa sớm hồi phục do virus Covid-19 biến thể Delta khiến triển vọng nhu cầu trở nên u ám.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread – loại hình đầu tư hạn chế rủi ro

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 08/07/2021

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Triển vọng nhu cầu mờ mịt, giá cao su chạm đáy 8 tháng

Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/07, hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 12/2021 trên sàn OSE giảm xuống 216 JPY (2 USD)/kg – gần mức thấp nhất kể từ ngày 11/11/2020. Đồng thời, cao su kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Thượng Hải cũng giảm xuống 13.310 CNY/tấn. Thị trường lo ngại quá trình hồi phục của nền kinh tế toàn cầu có thể bị ảnh hưởng bởi biến thể Delta Covid-19 lan nhanh.

Giá cao su giao dịch trên sàn Osaka Nhật Bản – tham chiếu cho toàn thị trường Châu Á đã giảm liên tiếp 4 phiên gần đây, chạm mức thấp nhất trong vòng 8 tháng khi những cải thiện gần đây của nền kinh tế toàn cầu có thể tiêu tan vì sự lây lan nhanh chóng của biến thể Covid-19 Delta.

Hôm thứ Sáu tuần trước (9/7), hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 12 trên sàn Osaka có lúc giảm xuống chỉ 212,2 JPY/kg, mức thấp nhất kể từ ngày 11/11/2020, và vẫn dao động quanh ở mức đó cho đến thời điểm hiện tại.

Lo ngại nhu cầu các sản phẩm cao su sẽ yếu đi do Covid-19 tái bùng phát, nhiều nhà giao dịch án binh bất động. Khối lượng giao dịch hợp đồng cao su tham chiếu hàng ngày trên sàn Osaka hôm 9/7 đã giảm mạnh xuống mức thấp chưa từng có trong vòng 33 năm.

Xu hướng giảm giá chủ yếu là do đại dịch Covid-19 tái bùng phát trên toàn cầu, đặc biệt là biến thể Delta, và tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt kỳ vọng. Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự đoán trong ngắn hạn, triển vọng thị trường cao su thiên nhiên ít có cơ hội phục hồi vì nhiều lý do: Sự gián đoạn về hậu cần, cước phí vận chuyển đường biển tăng, việc vận chuyển bị chậm trễ, thiếu chip ảnh hưởng đến ngành sản xuất ô tô, tiêu thụ ô tô chậm lại, đồng USD tăng giá, sự gia tăng nguồn cung cao su thiên nhiên…. Tất cả các yếu tố này đang cùng lúc gây áp lực lên thị trường cao su.

Nhu cầu cao su thiên nhiên trên toàn cầu trong tháng 6 vừa qua ước tính không tăng so với tháng trước đó, chủ yếu do nhu cầu ở Trung Quốc yếu đi. Số liệu sơ bộ cho thấy khối lượng cao su toàn thế giới tiêu thụ trong tháng 6/2021 đã giảm so với tháng 4/2021 bởi Trung Quốc.

Hoạt động sản xuất ở Trung Quốc – quốc gia chiếm hơn 40% tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu – trong tháng 6/2021 đã chậm lại. Theo đó, chỉ số quản lý sức mua (PMI) giảm xuống 51,3, từ mức 52 của tháng 5, chủ yếu do dự gián đoạn chuỗi cung ứng do Covid-19 bùng phát ở tỉnh Quảng Đông.

ANRPC đã từng kỳ vọng nhu cầu yếu ở Trung Quốc và nhiều nơi khác trên thế giới sẽ được bù lại một phần bởi nhu cầu mạnh lên ở Mỹ, Châu Âu và Ấn Độ. Tuy nhiên, dịch bệnh tái bùng phát phức tạp ở cả 3 thị trường này khiến cho hy vọng trở nên mong manh.

Từ chỗ lạc quan về các thị trường Mỹ, Châu Âu và Ấn Độ, ANRPC trong báo cáo mới nhất đã bày tỏ lo ngại về khả năng nhu cầu cao su ở Ấn Độ và khu vực ASEAN trong ngắn hạn sẽ yếu do tốc độ tiêm chủng Covid-19 chậm chạp.

Mặc dù tỷ lệ nhiễm Covid đang giảm kể từ giữa tháng 6, Ấn Độ vẫn có khoảng 0,9 triệu ca dương tính tính đến thời điểm hiện tại. Trong khi đó, làn sóng dịch bệnh lần thứ 3 dự kiến sẽ xảy ra ở một số quốc gia. ANRPC cho biết các nước tiêu thụ cao su lớn trong khu vực ASEAN cũng bị hạn chế bởi tốc độ tiêm phòng chậm.

Triển vọng nhu cầu càng đáng lo ngại khi Tokyo đã ban bố tình trạng khẩn cấp do sự gia tăng đột biến số ca nhiễm Covid-19 biến chủng Delta ở trong nước và quốc tế, làm dấy lên lo ngại về sự hồi phục kinh tế khi mà Thế vận hội Olympic Tokyo sẽ diễn ra sau chưa đầy 2 tuần.

Hàn Quốc cũng thông báo từ ngày 12/7 áp dụng những kiểm soát nghiêm ngặt nhất từ trước tới nay ở Seoul và các khu vực lân cận để ngăn sự lây lan nhanh chóng của Covid-19.

Trong khi đó, nhu cầu mủ cao su từ lĩnh vực sản xuất găng tay cao su có thể sẽ tiếp tục yếu do nhu cầu không có sự đột biến và giá găng tay cao su giảm.

Cước phí vận tải thủy trong 3 tháng qua đã tăng gấp 3 đến 5 lần do logistics trên toàn cầu bị đứt gãy bởi thiếu container và tắc nghẽn cảng biển ở nhiều nơi trên thế giới. Cách đây 3 tháng, cước phí vận tải thủy chiếm hơn 6% giá trị cao su thiên nhiên Châu Âu nhập khẩu từ Đông Nam Á (tính theo giá CIF). Tuy nhiên, tỷ lệ này đến nay đã tăng lên khoảng 25%, tương đương gấp hơn 4 lần.

Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng đến giá mủ cao su thiên nhiên, đó là là lệnh kiểm soát vận chuyển gần đây mà Malaysia áp đặt đối với khu vực Thung lũng Klang – sẽ ảnh hưởng đến khoảng 60% các nhà sản xuất găng tay trong nước.

Trong khi đó, nguồn cung cao su tự nhiên trái vụ đã kết thúc ở các khu vực sản xuất chính. Mặc dù việc thu hoạch liên tục bị gián đoạn do các biện pháp kiểm soát liên quan đến đại dịch có thể ảnh hưởng một phần đến nguồn cung cao su ở một số quốc gia, song nguồn cung cao su toàn cầu đã tăng đáng kể từ tháng 6 vừa qua, bởi mùa Đông ở một số nước sản xuất cao su lớn đã kết thúc, nguồn cung cao su thiên nhiên bắt đầu tăng từ tháng 7 cũng ảnh hưởng đến giá mặt hàng này. Theo ANRPC, nguồn cung cao su của thế giới trong tháng 7 dự kiến sẽ tăng 11,3% so với tháng trước, lên 1,1 triệu tấn.

Đáng chú ý, các nhà đầu cơ Trung Quốc đang ‘xa lánh’ thị trường hàng hóa, trong đó có cao su, một phần do số liệu cho thấy lĩnh vực sản xuất của nước này đang chậm lại, nhưng lý do lớn hơn là sự can thiệp bằng chính sách mạnh mẽ của Chính phủ Trung Quốc nhằm hạ nhiệt thị trường hàng hóa.

Tháng 5/2021, Trung Quốc cho biết họ sẽ tăng cường kiểm soát giá đối với quặng sắt, đồng, ngô và các mặt hàng chính khác trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14, giai đoạn 2021-2025, nhằm giải quyết những biến động bất thường về giá cả. Tháng 6/2021, Trung Quốc đã công bố kế hoạch giải phóng kim loại công nghiệp khỏi dự trữ quốc gia để kiềm chế giá hàng hóa trong bối cảnh Bắc Kinh phải vật lộn để hạ nhiệt giá kim loại tăng vọt trong năm nay – được thúc đẩy bởi sự phục hồi kinh tế sau đại dịch, thanh khoản toàn cầu dồi dào và hoạt động mua đầu cơ, làm giảm lợi nhuận của các nhà sản xuất.

Thị trường cao su lúc này chỉ le lói chút hy vọng sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) ngày 9/7 thông báo sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của các ngân hàng với mức giảm 50 điểm cơ bản, có hiệu lực từ ngày 15/7, giúp giải phóng khoảng 1 nghìn tỷ nhân dân tệ ra khỏi các ngân hàng để thúc đẩy kinh tế trong nước hồi phục, do đã xuất hiện một số dấu hiệu cho thấy sự hồi phục có vẻ đang chậm lại.Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng sẽ phải mất 6-9 tháng để việc cắt giảm RRR tác động tích cực đến thị trường hàng hóa.

Theo DN&TT.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.

Bài viết liên quan

Trả lời