TIN NỔI BẬT, TIN TỨC

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam là gì?

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam là gì

Sở giao dịch hàng hóa – cơ chế đảm bảo vững chắc và tin cậy nhất đối với giao dịch hàng hóa phái sinh. Thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh thế giới đã tồn tại cùng các Sở giao dịch quốc tế lớn từ nhiều năm nay. Tại Việt Nam, MXV là đơn vị tổ chức đầu tiên thực hiện việc giao dịch hàng hoá một cách quy mô, hiện đại về giao dịch hàng hóa phái sinh. Hãy cùng Finvest tìm hiểu về Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam là gì trong bài viết dưới đây!

[Có thể bạn nên đọc]

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam là gì?

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam là gì

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (tên tiếng Anh: Mercantile Exchange of Vietnam; viết tắt: MXV) là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa tập trung cấp quốc gia duy nhất hiện nay tại Việt Nam. 

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam hoạt động theo giấy phép sửa đổi bổ sung số 486/GP-BCT do Bộ Công thương cấp ngày 08/06/2018. Được chính thức vận hành thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam cấp quốc gia từ ngày 17/08/2018.

Mục tiêu và chức năng của Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam 

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam được Bộ Công Thương cấp giấy phép thành lập vào tháng 09/2010. MXV hoạt động theo hình thức tổ chức là một Công ty Cổ phần và được Bộ Công Thương cấp phép giao dịch hàng hóa (là giấy phép vô thời hạn và duy nhất hiện nay do Bộ Công Thương quản lý và cấp phép). 

Mục tiêu ra đời:

Cung cấp công cụ phái sinh hàng hóa bằng các hợp đồng tương lai, kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi. Đáp ứng nhu cầu mua bán hàng hóa của người sản xuất, thương nhân, nhà đầu tư và thúc đẩy các hoạt động giao thương nhanh chóng, thuận tiện hơn. 

Đảm bảo quyền lợi hợp pháp giữa các bên tham gia giao dịch và thanh toán theo phương thức của sở giao dịch hàng hóa.

Chức năng:

Với quy mô hoạt đồng toàn quốc và mặt hàng đa dạng, Sở  giao dịch hàng hóa Việt Nam có các chức năng chính như sau:

Bảo hiểm giá

Khi được Sở giao dịch định giá thì hàng hóa có chất lượng tương đương sẽ có giá như nhau, cho dù đó là nhà cung cấp nhỏ hay lớn. Điều này giúp bình ổn giá thị trường, tránh trường hợp “được mùa mất giá” khiến người nông sản bị thương lái ép giá.

Sản phẩm giao dịch tại các Sở giao dịch Hàng hóa Quốc tếSản phẩm giao dịch tại các Sở giao dịch Hàng hóa Quốc tế

Đối với người có nhu cầu về mua bán hàng hóa, đây là công cụ giao dịch tương lai đáng tin cậy với mức giá nguyên liệu ổn định. Các công ty xây dựng có thể mua giá thép với giá xác định trong tương lai. Biến động giá thị trường sẽ không làm ảnh hưởng đến giá thành xây dựng, tránh được sự điều chỉnh giá từ bên bán, thiệt hại cho người mua.

Thiết lập thị trường liên kết

Sở Giao dịch Hàng hóa cung cấp các dịch vụ liên kết chuỗi giá trị sản phẩm (từ người nông dân -> nhà chế biến – > đơn vị xuất khẩu -> người tiêu dùng) giúp kết nối người có nhu cầu về hàng hóa, tạo nên thị trường giao dịch hàng hóa một cách minh bạch, chuyên nghiệp

Thu thập và cung cấp thông tin thị trường

Trên sàn giao dịch hàng hóa, các thành viên tham gia các giao dịch hợp đồng tương lai sau khi đánh giá xu hướng giá cả tăng/giảm của một loại hàng hóa nào đó. Bởi vậy, Sở giao dịch hàng hóa là nơi cung cấp các nguồn thông tin và dữ liệu liên quan đến giao dịch hợp đồng tương lai cho các nhà đầu tư.

Phân loại các loại hàng hóa

Hàng hoá giao dịch được sắp xếp theo các đặc điểm nhất định gọi là bảng đặc tả hợp đồng, các nhà đầu tư dễ dàng đưa ra lựa chọn loại hàng hóa phù hợp với nhu cầu và mục đích đầu tư của mình.

Chiến lược kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam 

  • Cung cấp 4 dòng sản phẩm liên quan đến hợp đồng tương lai, kì hạn, quyền chọn, hoán đổi hàng hóa. 
  • Phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại, quản trị mới với mục tiêu tăng trưởng vượt bậc, ổn định và vững chắc.
  • Tập trung vào ngành hàng nông sản với thế mạnh xuất khẩu như cà phê, hồ tiêu, hạt điều, ngô, thép,… 
  • Phát triển các thị trường hàng hóa khác như nguyên liệu cao su, hạt nhựa, bông,…và các sản phẩm chủ lực như gạo, xăng dầu,…
  • Đầu tư đồng bộ và hiệu quả về cơ sở vật chất; qui trình quản lí khoa học; đội ngũ nhân sự nhiều năm kinh nghiệm,…

=> Cùng phát triển với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) sẽ sớm trở thành sở giao dịch hàng hóa lớn nhất Đông Nam Á. 

Để xem thêm các bản tin mới cập nhất khác, đừng quên truy cập Finvest hoặc để lại comment để được giải đáp thắc mắc nếu có!

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ

? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

☎️ (84) 024.3552 7979

?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn

? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình

? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa

? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt

Bài viết liên quan

Trả lời