TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Mỹ chính thức điều chỉnh nghĩa vụ pha trộn nhiên liệu sinh học, giá dầu thô và nông sản biến động bất ngờ

Mỹ chính thức điều chỉnh nghĩa vụ pha trộn nhiên liệu sinh học, giá dầu thô và nông sản biến động bất ngờ

Thị trường nông sản và năng lượng đón nhận lực mua rất tích cực ngay sau những điều chỉnh chính thức về nghĩa vụ pha trộn nhiên liệu sinh học của Mỹ được công bố.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 22/06/2023

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

> Giao dịch Hợp đồng quyền chọn – công cụ bảo hiểm rủi ro hiệu quả

Mỹ chính thức điều chỉnh nghĩa vụ pha trộn nhiên liệu sinh học, giá dầu thô và nông sản biến động bất ngờ

Ngày hôm qua (21/06), Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ EPA đã chính thức ấn định nghĩa vụ pha trộn nhiên liệu sinh học bắt buộc trong năm 2023 ở mức 20,94 tỷ gallon, cao hơn so với mức 20,82 tỷ gallon được đề xuất hồi tháng 12. Trong khi đó, nghĩa vụ pha trộn trong năm 2024 và 2025 lần lượt được EPA quyết định ở mức 21,54 tỷ gallon và 22,33 tỷ gallon, đều thấp hơn so với các mức 21,87 tỷ gallon và 22,68 tỷ gallon tương ứng mà cơ quan này đưa ra trước đó. Điều này đã tạo ra cú sốc trên thị trường nhiên liệu sinh học, khiến giá một loạt các mặt hàng liên quan ghi nhận các mức biến động bất ngờ.

Trên thị trường nông sản, dầu đậu tương không chỉ là mặt hàng duy nhất giảm giá, mà còn ghi nhận mức giảm kịch sàn, 6,7%, xuống còn 484 USD/tấn. Quyết định của EPA cho thấy mức tăng khiêm tốn trong nghĩa vụ pha trộn dầu diesel sinh học so với đề xuất ban đầu, gây ra lo ngại về tiêu thụ dầu đậu tương trong dài hạn. Triển vọng tiêu thụ dầu đậu tương trong hoạt động sản xuất dầu diesel sinh học tại Mỹ sụt giảm ngay lập tức gây áp lực lên giá mặt hàng này.

Đồng thời, việc dầu đậu tương ít được tiêu thụ cũng tác động tiêu cực tới hoạt động ép dầu tại Mỹ, khiến nguồn cung khô đậu tương thu hẹp, từ đó hỗ trợ mặt hàng này tăng vọt 6,4% lên mức 484,13 USD/tấn.

Trong khi đó, giá đậu tương, sản phẩm đầu vào cho hoạt động ép dầu cũng đã tăng vọt hơn 2,5% và đóng cửa ở mức cao nhất kể từ đầu tháng 3 do lo ngại về tình hình nguồn cung sụt giảm tại Mỹ.

Lực mua đối với ngô cũng được thúc đẩy mạnh mẽ giúp giá mặt hàng này ghi nhận mức tăng lớn nhất trong vòng hơn 1 năm vừa qua. Trong phiên 21/06, giá ngô đạt mức tăng 4,23% lên 264,16 USD/tấn.

Những số liệu phản ánh tình trạng mùa vụ kém khả quan tại Mỹ chính là nguyên nhân lý giải cho đợt tăng trong hơn 1 tháng qua. Chất lượng cây trồng hiện đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1992. Hầu hết diện tích ngô tại Mỹ đã nảy mầm và sẽ chuẩn bị bước vào giai đoạn thụ phấn trong vài tuần nữa. Đây sẽ là giai đoạn quan trọng nhất quyết định năng suất cây trồng khi thu hoạch và độ ẩm sẽ là một trong những yếu tố đầu vào cần thiết.

Thời tiết tại Mỹ vẫn đang khiến thị trường lo ngại chất lượng cây trồng tiếp tục bị hạ thấp. Dự báo tình trạng khô hạn sẽ kéo dài hoặc thậm chí tăng cường trên Vành đai ngô. Nhiệt độ trong vòng 5 ngày tăng lên ở khu vực phía bắc Midwest. Tổng lượng mưa trong 10 ngày sẽ ở mức 20-40 mm dưới mức bình thường trên các khu vực trồng ngô và đậu tương. Lượng mưa lớn cao hơn 25-50 mm so với bình thường sẽ chỉ giới hạn ở Đồng bằng phía bắc.

Với bối cảnh cây trồng đã phải trải qua căng thẳng do thời tiết khô nóng thời gian qua, cùng với dự báo lượng mưa không xuất hiện sẽ không đến đủ sớm thì khả năng những thiệt hại nghiêm trọng có thể xảy ra đối với vụ ngô của Mỹ. Chất lượng cây trồng hàng tuần là số liệu đầu tiên phản ánh tác động của thời tiết tới triển vọng nguồn cung ngô.

Trong thời gian tới, các tổ chức và cơ quan sẽ bắt đầu đánh giá lại và đưa ra các mức dự báo về năng suất và sản lượng ngô Mỹ niên vụ 23/24. Khả năng những số liệu này bị cắt giảm trong các báo cáo tới sẽ là yếu tố hỗ trợ cho giá ngô tiếp tục duy trì đà tăng.

Giá ngô và đậu tương Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn 3 tháng qua do tình hình mùa vụ kém chất lượng sau giai đoạn hạn hán nghiêm trọng ở các khu vực gieo trồng chính. Điều này làm tăng kỳ vọng rằng tình trạng thiếu hụt nguồn cung có thể làm giảm sự pha trộn nhiên liệu sinh học các sản phẩm ngũ cốc và tăng nhu cầu dầu, từ đó hỗ trợ cho giá dầu trong phiên.

Nhờ đó, giá dầu thô đã lấy lại đà tăng trong phiên giao dịch ngày 21/06, với dầu WTI đóng cửa cao nhất trong 2 tuần, đạt mức 72,53 USD/thùng sau khi tăng 1,88%, dầu Brent tăng 1,61% lên mức 77,12 USD/thùng. Tuy nhiên, giá dầu sẽ bị giằng co bởi nhiều thông tin trái chiều.

Chủ tịch Fed Jerome Powell trong lời khai trước quốc hội đã củng cố mục tiêu kiềm chế lạm phát và cho biết hai lần tăng lãi suất 25 điểm cơ bản nữa vào cuối năm là “một dự kiến khá tốt”. Tại Anh, dữ liệu cho thấy lạm phát ở mức 8,7% trong tháng 5/2023, thúc đẩy đồn đoán Ngân hàng trung ương Anh sẽ tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm vào ngày 22/6. Lãi suất cao hơn cuối cùng làm tăng chi phí vay cho người tiêu dùng, điều này có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu dầu mỏ.

Mặt khác, giá dầu cũng có thể tiếp tục tăng nếu báo cáo EIA cho thấy tồn kho dầu Mỹ giảm. Sáng nay, báo cáo của Viện dầu khí độc lập (API) cho thấy tồn kho dầu thương mại của Mỹ giảm 1,2 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 16/06, trái ngược với dự đoán tăng của thị trường. Trong khi đó, tồn kho xăng tăng 2,9 triệu thùng, điều này đặt ra nhiều nghi ngại về năng lực tiêu thụ trong mùa di chuyển cao điểm. 

Giá xăng hiện tại của Mỹ mặc dù gia tăng nhẹ 0,042 USD/gallon so với 1 tháng trước, nhưng trong 1 tuần trở lại đây đều ổn định quanh ngưỡng 3,58 USD/gallon. Nhu cầu di chuyển chưa có nhiều sự bùng nổ, nên tồn kho xăng dầu trong tuần này nhiều khả năng sẽ chỉ giảm nhẹ. Do đó, giá dầu dự kiến sẽ được hỗ trợ nếu tồn kho giảm, nhưng lực mua cũng sẽ không quá mạnh.

Dữ liệu chính thức về kho dự trữ của Mỹ sẽ được Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) công bố ngày tối nay (22/06), sau khi bị trì hoãn một ngày do ngày lễ Juneteenth hôm 19/06. Trong tuần trước, tồn kho dầu của Mỹ bất ngờ tăng rất mạnh, đã gây áp lực tới giá dầu.

MXV

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường

Bài viết liên quan