TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Dầu Nga chính thức bị áp giá trần, vị thế của dầu thô WTI Mỹ được nâng lên

Dầu Nga chính thức bị áp giá trần, vị thế của dầu thô WTI Mỹ được nâng lên

Khi châu Âu vật lộn với sự thiếu hụt dầu do lệnh cấm nhập khẩu và áp giá trần đối với dầu thô của Nga thì dầu thô WTI của Mỹ vào châu Âu đã tăng lên đáng kể trong những tháng gần đây.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 06/02/2023

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tầm quan trọng của công cụ bảo hiểm giá

Dầu Nga chính thức bị áp giá trần, vị thế của dầu thô WTI Mỹ được nâng lên

Các chuyên gia dự báo, lượng dầu thô của Mỹ vào châu Âu sẽ còn duy trì ở mức cao.

OilPrice dẫn số liệu từ CME Group cho biết, chỉ trong năm 2022, tổng lượng dầu thô của Mỹ đến châu Âu đã tăng khoảng 70% so với năm 2021, đạt 1,75 triệu thùng/ngày.

Trong khi đó, xuất khẩu dầu thô của Nga sang EU lại giảm còn 1,4 triệu thùng/ngày trong tháng 11/2022. Theo tính toán của Reuters, xuất khẩu loại dầu thô Urals hàng đầu của Nga từ các cảng Biển Baltic dự kiến sẽ giảm xuống khoảng 5 triệu tấn từ 6 triệu tấn trong tháng 11/2022. Một số ước tính đã dự đoán nó có thể giảm xuống mức thấp nhất là 4,7 triệu tấn.

Sự thay đổi này càng củng cố vị thế của dầu thô WTI của Mỹ như một phần của hợp đồng dầu kỳ hạn Brent. Theo CME, từ tháng 6 năm nay, dầu WTI sẽ được sử dụng như một trong những nguồn dầu thô trong cơ chế định giá dầu Dated Brent, do khối lượng dầu thô BFOET trên thị trường Biển Bắc thay đổi khi sản lượng tiếp tục giảm.

CME cũng cho biết tổng lượng dầu thô của Mỹ xuất khẩu sang châu Âu vào tháng 10/2022 hiện cao hơn 865.000 thùng/ngày so với khối lượng các loại dầu thô được bốc dỡ tại các cảng dầu thô ở Biển Bắc.

Trước đó, Bloomberg cho biết, doanh thu xuất khẩu dầu thô của Mỹ được dự báo tiếp tục đạt kỷ lục trong năm nay khi dầu WTI của nước này ngày càng chiếm lĩnh thị trường ở châu Âu.

Trong bối cảnh EU ngừng nhập khẩu dầu thô Nga bằng đường biển và áp giá trần đối với dầu thô Nga từ 5/2/2023, dầu thô Mỹ có khả năng tiếp tục duy trì vị thế nhà cung cấp dầu hàng đầu cho khu vực này, đặc biệt khi các nước OPEC+ hạn chế lượng khai thác.

Theo số liệu của ESAI Energy, tính cả năm 2022, xuất khẩu dầu thô của Mỹ dự báo đạt bình quân 3,3 – 3,6 triệu thùng/ngày, tăng từ mức 3 triệu thùng/ngày trong năm 2021. Phần lớn số dầu này đang được xuất sang châu Âu, nơi đang tìm kiếm nguồn cung mới thay thế dầu Nga. Năm 2023, ESAI dự báo, con số này là 4,3 triệu thùng/ngày.

“Các nhà cung cấp dầu của Mỹ đã nắm bắt được thị phần trên khắp châu Âu và có lẽ sẽ tiếp tục giữ thị phần này trong 2 năm tới”, ông Conor McFadden, người đứng đầu bộ phận dầu mỏ tại Europe at Trafigura – một trong những nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất của Mỹ, nhận định.

Kể từ ngày 5/12/2022, EU đã ngừng nhập khẩu dầu thô Nga bằng đường biển. Tiếp đó, từ ngày 5/2/2023, G7 và EU đã thống nhất được mức giá trần đối với các sản phẩm dầu tinh chế của Nga ở 100 USD/thùng như xăng, dầu diesel và dầu hỏa; 45 USD/thùng đối với dầu nhiên liệu.

Ngoài ra, các nước phương Tây cũng ủng hộ mức trần 45 USD cho những sản phẩm tinh chế bán với giá chiết khấu, như dầu nhiên liệu và một số loại naphtha.Các nhà ngoại giao cho biết, Ba Lan và những quốc gia vùng Baltic như Latvia, Litva và Estonia đã yêu cầu xem xét lại ngay mức giá trần đối với dầu thô, thay vì chờ đến giữa tháng 3 như dự định. Họ muốn hạ mức giá trần dầu thô Nga thấp hơn để hạn chế nguồn thu từ nhiên liệu của Moscow. Cụ thể là họ muốn mức giá trần đó phải thấp hơn ít nhất 5% so với mức giá trung bình của dầu Nga trên thị trường.

Theo Reuters/OilPrice/Bloomberg

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.

Bài viết liên quan

Trả lời