TIN NỔI BẬT, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Thị trường bất ổn khiến giá dầu giảm mạnh

Giá dầu thô đang chịu nhiều sức ép

Tâm lý bất ổn trên thị trường chứng khoán lan tỏa sang thị trường hàng hóa nói chung và dầu thô nói riêng. Giá dầu giảm mạnh trong phiên hôm qua với những bất ổn về cuộc họp của OPEC+ và áp lực bởi sự tăng giá của đồng USD.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread – loại hình đầu tư hạn chế rủi ro

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 06/07/2021

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Thị trường bất ổn khiến giá dầu giảm mạnh

Kết thúc phiên giao dịch ngày 06/07, giá dầu thô Brent giảm mạnh 3,41% xuống 74,53 USD, dầu thô WTI cũng giảm 2,38% xuống 73,37 USD/thùng, trong phiên giá có lúc lên cao nhất trong vòng hơn 6 năm.

Giá dầu biến động rất mạnh trong hôm qua khi giá vẫn tăng trong phiên sáng, nhưng lại quay đầu giảm mạnh vào phiên chiều tối khi thị trường chứng khoán Mỹ và Châu Á đi xuống. Thị trường đang rất bất ổn bởi việc OPEC+ không đạt được thỏa thuận về sản lượng dầu mỏ trong thời gian tới, cùng diễn biến đáng lo ngại về biến thể Delta của đại dịch Covid-19 đã khiến giá sụt giảm mạnh.

Các bộ trưởng của OPEC+ đã đình chỉ cuộc đàm phán vào tối qua và vẫn chưa đưa ra thời điểm sẽ nối lại đàm phán. Nguyên nhân chính là do UAE từ chối đề xuất gia hạn cắt giảm sản lượng thêm 8 tháng so với kế hoạch ban đầu là đến tháng 04/2022. Sau sự kiện này, giá dầu thô đã tăng lên mức cao nhất ghi nhận trong vòng nhiều năm.

“Thị trường lo ngại rằng UAE sẽ can thiệp và đơn phương bổ sung thêm dầu vào sản lượng, và những thành viên khác của OPEC cũng sẽ làm theo”, Bob Yawger, Giám đốc phụ trách mảng năng lượng kỳ hạn tương lai của Mizuho, ​​cho biết.

Ngân hàng Goldman Sachs cho biết sự sụp đổ của các cuộc đàm phán trước đó về sản lượng dầu của OPEC+ đã khiến cho kế hoạch sản xuất của nhóm gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên ngân hàng đầu tư này vẫn giữ vững dự báo về mức giá 80 USD/thùng đối với giá dầu Brent trong năm nay.

“Sự khác biệt giữa hai bên (Saudi Arabia và UAE) có thể vượt qua được khi họ đồng ý tăng sản lượng vào cuối năm. Thị trường dầu vẫn còn nhiều bấp bênh, nhất là chưa chắc chắn về cán cân cung – cầu dầu trong năm 2022, do đó không nhất thiết phải ký bất kỳ cam kết dài hạn nào ngay ngày hôm nay”.

Theo đó, Goldman cho rằng, sự không đồng nhất giữa các bên liên quan là có thể giải quyết được vì họ đều đồng ý tăng sản lượng cho đến cuối năm nay, do đó cam kết sớm về việc tiếp tục cắt giảm cho đến cuối năm 2022 là chưa thực sự cần thiết tại thời điểm hiện tại. Ngân hàng này cũng dự báo rằng UAE, Saudi Arabia và Nga sẽ tăng sản lượng lên mức mong muốn vì nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng trong khi sản lượng lại phục hồi với tốc độ chậm hơn.

Trong khi đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 với biến thể Delta lan rộng ra khắp thế giới, khiến cho một số nước áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế di chuyển vẫn gây ra lo ngại sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ. Ngoài ra, việc đồng Dollar tăng mạnh 0,36% trở lại mức 92,55 điểm cũng gây sức ép lên các mặt hàng được định giá bằng đồng bạc xanh, trong đó có dầu thô.

Tại Mỹ, các công ty năng lượng đã gia tăng số lượng giàn khoan dầu và khí tự nhiên trong tuần qua, là tuần tăng thứ 3 trong 4 tuần gần đây. Thị trường dự báo các nhà sản xuất dầu Mỹ sắp bắt đầu bổ sung nguồn cung sau nhiều tháng hoạt động cầm chừng do giá dầu đã tăng lên. Sản lượng dầu của Mỹ hiện vào khoảng 11 triệu thùng/ngày, có khả năng sẽ trở lại gần mức kỷ lục 13 triệu thùng/ngày như năm 2019.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.

Bài viết liên quan

Trả lời