TIN NỔI BẬT, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Thị trường nông sản đang biến động trong các khoảng hẹp và giằng co

Các hạn chế về mặt sản xuất trong khi nhu cầu tăng cao khiến giá nông sản tuần qua tăng mạnh

Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/10, giá ngô và đậu tương giảm, lúa mì tăng. Thị trường nông sản diễn biến trái chiều nhưng có điểm chung là chỉ biến động ở trong các khoảng hẹp và giằng co.

[Hữu ích cho nhà đầu tư] 

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 07/10/2021

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Thị trường nông sản đang biến động trong các khoảng hẹp và giằng co
Các nhà nhập khẩu hàng đầu tiếp tục mua mạnh lúa mì

Lúa mì Chicago rung lắc quanh vùng 745 và kết phiên với mức tăng nhẹ 0,17% lên 746 cents/bushel nhờ lực mua mạnh của các nhà nhập khẩu hàng đầu. Giá lúa mì Kansas cũng tăng 0,54% lên 745 cents/bushel.

Tổng cục Cung ứng Hàng hóa của Ai Cập cho biết họ đã mua 180.000 tấn lúa mì của Nga và 60.000 tấn lúa mì của Ukraine với mức giá còn cao hơn cuộc đấu thấu trước. Bất chấp việc giá lúa mì biển đen đã tăng 12 tuần liên tiếp các đơn hàng vẫn xuất hiện cho thấy nhu cầu vẫn được duy trì.

Xuất khẩu lúa mì mềm từ Liên minh châu Âu trong niên vụ 2021/22 bắt đầu vào tháng 7 đã đạt 8,07 triệu tấn vào ngày 3/10, tăng từ 5,56 triệu tấn vào cùng tuần năm 2020/21.

Australia dự báo khối lượng xuất khẩu lúa mì niên vụ 21/22 đạt mức kỷ lục khi các quốc gia cạnh tranh đang đối mặt với những biện pháp can thiệp của chính phủ và nguồn cung bị thu hẹp do thời tiết khắc nghiệt. Theo Cục Kinh tế Khoa học Tài nguyên và Nông nghiệp Australia (ABARES), sản lượng lúa mì niên vụ 21/22 đạt 32,6 triệu tấn và xuất khẩu ước tính 23 triệu tấn.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nga cho biết sẽ có giới hạn xuất khẩu đối với các lô hàng lúa mì trong nửa kỳ còn lại của mùa vụ năm nay của nước này.

Giá ngô và đậu tương tại Mỹ giảm do dự báo vụ thu hoạch bội thu

Giá đậu tương giảm nhẹ 0,68% xuống vùng giá 1240 cents/bushel. Lượng mưa phù hợp đang thúc đẩy tiến độ gieo trồng đậu tương tại bang sản xuất lớn nhất ở Brazil đang gây áp lực lên giá mặt hàng này. Trong khi đó, thu hoạch đậu tương tại Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra thuận lợi khi dự báo thời tiết cho thấy không có hoặc ít mưa tại các khu vực gieo trồng.

Giá dầu đậu tương hiện tại phụ thuộc chặt chẽ vào giá dầu thô. Sau chuỗi tăng điểm 5 phiên liên tiếp, giá dầu thô đã chứng khiến mức điều chỉnh giảm trong phiên hôm qua và khiến dầu đậu tương cũng giảm mạnh 1,31% xuống 60,34 cents/pound. Ngược lại, khô đậu tương đóng cửa tăng nhẹ 0,47% lên 322,7 USD/tấn Mỹ, khi hơn 20 nhà máy ép dầu tại Trung Quốc đã phải đóng cửa do các chính sách cắt giảm tiêu thụ điện làm gia tăng khả năng nhập khẩu khô đậu tương làm thức ăn chăn nuôi.

Giá ngô tiếp tục có phiên giảm thứ 3 liên tiếp kể từ đầu tuần này xuống mức 532,25 cents/bushel. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) vừa dự báo Việt Nam sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu ngô lớn thứ năm thế giới trong niên vụ 2021/2022 với lượng nhập khẩu đạt 14 triệu tấn trong năm nay.

Tại thị trường Trung Quốc, dự báo nhập khẩu ngô niên vụ 2021/22 của FAS là 20 triệu tấn, trong khi ước tính nhập khẩu ngô trong năm 2020/21 là 30 triệu tấn. Trong bối cảnh lĩnh vực thức ăn chăn nuôi đang tìm kiếm các loại ngũ cốc thay thế rẻ hơn, cùng với sự tăng trưởng nhu cầu TĂCN chậm hơn, nhu cầu đối với ngô nhập khẩu dự kiến sẽ giảm.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời