Giá dầu tăng, do mối lo ngại nguồn cung bởi sản lượng OPEC giảm, tình trạng bất ổn tại Libya và lệnh trừng phạt đối với Nga, làm lu mờ lo ngại về suy thoái nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 01/07/2022
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 4/7, hợp đồng dầu Brent kỳ hạn tháng 9 đóng cửa cao hơn 1,68% ở mức 113,50 USD/thùng, trong khi đó dầu thô WTI kỳ hạn tháng 8 tăng 1,97% lên 110,57 USD/thùng.
Sức mua tiếp tục áp đảo trên thị trường trong bối cảnh những lo ngại về nguồn cung tiếp tục lấn át nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu. Một cuộc khảo sát mới nhất của hãng tin Reuters cho biết, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tiếp tục không đáp ứng được hạn ngạch sản xuất đã đề ra trong tháng 6.
Libya – thành viên OPEC, các nhà chức trách đã tuyên bố tình trạng bất khả kháng tại cảng Es Sidr và Ras Lanuf, cũng như mỏ dầu El Feel, khiến sản lượng dầu giảm 865.000 thùng/ngày (bpd). Trong khi đó, sản lượng dầu tại Ecuador bị ảnh hưởng do tình trạng bất ổn kéo dài hơn 2 tuần, khiến nước này mất gần 2 triệu thùng sản lượng.
Thêm vào những khó khăn về nguồn cung là một cuộc đình công tại Na Uy, có thể cắt giảm nguồn cung từ nước sản xuất dầu lớn nhất Tây Âu và sản lượng dầu giảm khoảng 8%. Phát ngôn viên của Hiệp hội Dầu khí Na Uy (NOG) nói với Reuters rằng với tình hình như hiện tại thì sẽ có một cuộc đình công vào thứ Ba và không có cuộc đàm phán nào được lên lịch. Hoạt động nói trên dự kiến sẽ diễn ra tại mỏ Gudrun, Oseberg South và Oseberg Eas và sau đó sẽ mở rộng sang mỏ Kristin, Heidrun và Aasta Hansteen từ nửa đêm ngày thứ Tư. Mỏ Tyrihans cũng sẽ phải tạm dừng hoạt động vì các sản phẩm lọc dầu được xử lý từ mỏ Kristin.
Thủ tướng Anh Boris Johnson mới đây đã lên tiếng kêu gọi Arab Saudi, quốc gia lãnh đạo liên minh OPEC+, tăng cường sản xuất thêm dầu để giúp người dân đối phó với chi phí sinh hoạt cao hơn. Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã lên kế hoạch cho một chuyến công du đến Trung Đông trong tháng này nhằm tìm cách hạ nhiệt giá dầu.
Bên cạnh các tin tức về sản lượng dầu thô, giá dầu còn được hỗ trợ rất nhiều bởi tình hình nguồn cung các sản phẩm lọc dầu cũng đang rất eo hẹp. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 kéo dài, cùng với các lệnh cấm vận đối với Nga mà năng lực lọc dầu của các nước lớn như Mỹ khó có thể bù đắp sự gia tăng trong nhu cầu, nhất là vào giai đoạn tiêu thụ cao điểm như hiện nay. Giá xăng ở Anh mới đây đã đạt mức cao kỷ lục là 2,3 USD/lít, và làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt vốn đã nghiêm trọng của người dân.
Nhìn chung, giá dầu vẫn đang ở trong một giai đoạn hồi phục, tuy nhiên đà tăng tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi trong phiên hôm qua, các nhà giao dịch ở Mỹ nghỉ lễ Quốc Khánh, nên thị trường chịu ảnh hưởng bởi ít tin tức hơn so với bình thường.
Mối quan tâm chính của các nhà đầu tư trong tháng 7 sẽ là quá trình các nước Châu Âu và khu vực Bắc Mỹ thiết lập giá trần với dầu của Nga, cũng như các cuộc họp lãi suất của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 3/7 cho biết, mức giá trần được áp đặt đối với dầu mỏ của Nga, để trừng phạt nước này vì cuộc xung đột Nga – Ukraine, dự kiến sẽ tương đương với 50% giá mua hiện tại.
Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g