TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Dù có quý giảm mạnh nhất nhiều năm, các nhà phân tích vẫn đánh giá tích cực về triển vọng của thị trường kim loại công nghiệp

Dù có quý giảm mạnh nhất nhiều năm, các nhà phân tích vẫn đánh giá tích cực về triển vọng của thị trường kim loại công nghiệp

Giá các kim loại như đồng, nhôm, kẽm, niken chứng kiến quý giảm mạnh nhất trong nhiều năm qua. Trong đó, đồng – vốn được coi là thước đo của sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đã giảm đến 20% trong quý II. Các nhà phân tích nhận định về triển vọng của những kim loại công nghiệp này trong tương lai ra sao?

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 01/07/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Dù có quý giảm mạnh nhất nhiều năm, các nhà phân tích vẫn đánh giá tích cực về triển vọng của thị trường kim loại công nghiệp

Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/7, giá các kim loại công nghiệp diễn biến trái chiều. Cụ thể: Đồng COMEX đóng cửa với mức giảm 0,67% xuống còn 3.58 USD/pound trong khi đồng LME giảm 0,52% xuống 8006 USD/tấn; Quặng sắt có phiên lao dốc hơn 5% xuống mức 108.73 USD/tấn; Nhôm và chì LME hồi phục khoảng 1% lên lần lượt các mức giá 2464 USD/tấn và 1957,5 USD/tấn; Kẽm và niken tăng mạnh 3% đạt mức 3118 USD/tấn và 22.499 USD/tấn.

Lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với dịch bệnh kéo dài tại Trung Quốc kìm hãm nhu cầu đang tác động rất lớn đến diễn biến giá các kim loại.

Giá kim loại công nghiệp chứng kiến quý giảm mạnh nhất trong nhiều năm

Thị trường kim loại công nghiệp sụt giảm mạnh phản ánh việc Trung Quốc phong tỏa để ngăn chặn dịch Covid-19, lạm phát, lãi suất tăng và tăng trưởng bị đình trệ trên phạm vi toàn cầu.

Hiện nay, những ổ dịch mới tại An Huy và Giang Tô, Trung Quốc đã khiến tâm lý các nhà đầu tư trở nên tiêu cực hơn về đà phục hồi bền vững đối với các hoạt động sản xuất, cung ứng tại quốc gia này. Dữ liệu từ vệ tinh giám sát các nhà máy chế biến kim loại cho thấy, chỉ số phân tán đồng toàn cầu, thước đo hoạt động của nhà máy luyện đã giảm xuống mức 46,7 vào tháng 6, từ mức 49,4 vào tháng trước đó, tiếp tục cho thấy nhu cầu đầu vào suy yếu ảnh hưởng tới giá.

Bên cạnh đó, tốc độ và mức độ sụt giảm đến bất ngờ kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra cũng phần nào cho thấy việc bán kim loại bị ảnh hưởng với vấn đề nguồn cung.

Ông Julian Kettle, Phó chủ tịch phụ trách khai thác và kim loại tại Wood Mackenzie, cho biết: “Nguồn cung kim loại đang tăng vì nó đã được khuyến khích, trong khi nhu cầu đang chậm lại và xu hướng của các loại kim loại công nghiệp hiện nay là thặng dư”.

Giá nhôm trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 30% trong quý II, mức giảm hàng quý lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Đồng giảm 20% trong quý thứ hai, mức giảm hàng quý lớn nhất kể từ năm 2011, khi bong bóng do kích thích lớn của Trung Quốc vỡ ra. Trong phiên giao dịch ngày 1/7, giá kim loại này đã giảm xuống mức 7.959 USD/tấn. Đồng được coi là thước đo hoạt động kinh tế vì được sử dụng trong mọi thứ, từ thiết bị gia dụng đến xe điện, thiết bị điện tử, hàng trắng, ô tô và các tòa nhà, sự sụt giảm của kim loại này khiến các chuyên gia lo ngại đây là cảnh báo cho nền kinh tế suy thoái tiềm tàng.

Diễn biến giá đồng trong 6 tháng qua

Diễn biến giá đồng trong 6 tháng qua. Ảnh: Tradingview.

Kẽm cũng đóng một vai trò quan trọng, được sử dụng để mạ thép và chì là thành phần của pin dùng trong ô tô động cơ đốt trong. Hai kim loại này cũng giảm 24% và chì giảm 21% trong quý II, đây là hai quý lớn nhất kể từ năm 2010 và 2011.

Thiếcniken giảm lần lượt 38% và 29% trong quý thứ hai, mức cao nhất được ghi nhận.

Ngoại trừ chì, tất cả năm kim loại khác đều đạt mức cao kỷ lục trong tháng 3 do các thị trường định giá với kỳ vọng thâm hụt do nhu cầu mạnh mẽ và tắc nghẽn vận chuyển tại các khu vực sản xuất. Tuy nhiên sau đó đều sụt giảm mạnh.

Nhôm rất quan trọng trong vận chuyển, đóng gói và xây dựng, thiếc được sử dụng trong thiết bị điện tử và chất bán dẫn, trong khi niken được sử dụng để sản xuất thép không gỉ và pin xe điện.

Triển vọng kim loại công nghiệp trong tương lai

Việc thị trường Trung Quốc đóng cửa đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và nhu cầu đối với kim loại, trong khi lạm phát đang tăng cao trên toàn cầu, lãi suất tăng và những dấu hiệu suy thoái kinh tế đang tiềm tàng đã làm suy yếu hoạt động công nghiệp trên toàn thế giới.

Bất chấp những đám mây bão đang tụ tập phía trên nền kinh tế toàn cầu, Colin Hamilton, nhà phân tích hàng hóa tại BMO Capital Markets, cho biết các nguyên tắc cơ bản của thị trường đồng vẫn ổn định với các cuộc khảo sát ngành mới nhất cho thấy nhu cầu của người dùng cuối ở các thị trường phát triển vẫn còn mạnh mẽ cho đến thời điểm hiện tại.

Theo các chuyên gia, nhu cầu về đồng trên toàn cầu được ước tính sẽ tăng khoảng 2 – 3% trong năm nay, lên mức khoảng 26 triệu tấn so với mức tăng trưởng 4 – 5% của năm 2021. Nhu cầu nhôm dự kiến sẽ tăng ít hơn với mức 2%, lên khoảng 71 triệu so với mức tăng 8% vào năm 2021. Tiêu thụ kẽm được dự báo sẽ tăng ở mức 1 – 2% trong năm nay so với mức 6 – 7% vào năm 2021. Đối với niken, nhu cầu được dự báo sẽ tăng khoảng 5% trong năm nay so với mức 15% của năm ngoái.

Dự báo về nguồn cung trong năm nay, các chuyên gia kinh tế cho rằng nguồn cung đồng sẽ tăng từ 3 – 5% do sản lượng tăng tại các mỏ ở khu vực Mỹ Latinh, châu Phi và các nơi khác. Trong khi nguồn cung nhôm được dự báo sẽ tăng 3,5% với phần lớn mức tăng sẽ đến từ thị trường Trung Quốc.

Các nhà phân tích của Macquarie ước tính khả năng khi khởi động lại các nhà máy, công suất nhôm ở Trung Quốc sẽ đạt khoảng 1 triệu tấn/năm. Họ cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng công suất nấu chảy hoạt động sẽ đạt 42,5 –  43 triệu tấn mỗi năm. Sản lượng niken tăng tại nhà sản xuất lớn Indonesia có khả năng thúc đẩy nguồn cung toàn cầu tăng 14% – 18% lên hơn 3,1 triệu tấn trong năm nay. Tuy nhiên nguồn cung kẽm dự kiến ​​sẽ đình trệ, một phần do việc cắt giảm sản lượng ở châu Âu do giá điện cao kỷ lục”.

Ông Jean-Sébastien Jacques, Cựu giám đốc điều hành của Rio Tinto trên LinkedIn cho biết: “Luôn có hy vọng rằng Trung Quốc sẽ cứu vãn được thời kỳ này thông qua một gói kích thích cơ sở hạ tầng khổng lồ. Điều này đã từng xảy ra một vài lần trong quá khứ, nhưng không ai chắc chắn về việc liệu đây có phải là một chiến lược hay không. Trong bất kỳ trường hợp nào, thời điểm của gói kích cầu như vậy rất không chắc chắn và có thể sẽ đòi hỏi một số khoản nợ vật chất tăng lên ở cấp địa phương hoặc cấp quốc tế”.

Tham khảo: Reuters, FT.

Theo Nhịp sống kinh tế

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời