Giá dầu thế giới trong tuần trước giảm mạnh nhất kể từ tháng 3, do dự báo nguồn cung sẽ tăng lên. Trong khi đó, theo thông tin mới nhất, mức tăng sản lượng dầu của OPEC+ từ tháng 8 đến cuối năm đã đạt được thỏa thuận.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread – loại hình đầu tư hạn chế rủi ro
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 08/07/2021
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trước, 16/07, giá dầu thô WTI và dầu Brent đều tăng nhẹ 0,2% lên lần lượt 71,81 USD/thùng và 73,59 USD/thùng. Tuy nhiên, tính chung cả tuần tuần, giá dầu Brent giảm gần 3% – tuần giảm thứ ba liên tiếp; còn giá dầu WTI giảm gần 4% – mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3.
Nguyên nhân giá dầu giảm chủ yếu bởi thông tin Saudi Arabia tuần trước đã đạt được sự đồng thuận về sản lượng, mở đường cho việc các nhà sản xuất OPEC+ hoàn tất thỏa thuận về mức tăng sản lượng dầu mỏ trong thời gian tới.
Diễn biến giá dầu Brent từ ngày 13/07 – 18/07. Nguồn: Barchart.
Diễn biến giá dầu WTI từ ngày 13/07 – 18/07. Nguồn: Barchart.
Sản lượng dầu thô Mỹ trong 2 tuần qua tăng 300.000 thùng/ngày lên 11,4 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc ngày 9/7/2021. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 5/2020.
Theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, số lượng giàn khoan dầu tại Mỹ tiếp tục tăng chậm. Với 2 giàn được đưa vào hoạt động trong tuần qua, tổng số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ đã lên tới 380 giàn, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020.
OPEC nhận định nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng trong năm tới, lên mức trước đại dịch là khoảng 100 triệu thùng/ngày, chủ yếu nhờ tăng trưởng nhu cầu tại Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.
Triển vọng giá dầu tuần này
Trong cuộc họp mới nhất vào tối hôm qua của OPEC+, tổ chức này cho biết 23 thành viên của nhóm đã nhất trí từ tháng 8 đến tháng 12 tới sẽ cung cấp cho thị trường thêm 2 triệu thùng/ngày, tức là mỗi tháng tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày.
OPEC+ năm ngoái đã cắt giảm sản lượng kỷ lục 10 triệu thùng/ngày (bpd) trong bối cảnh nhu cầu giảm do đại dịch gây ra và giá sụt giảm. Nguồn cung dần phục hồi với mức giảm khoảng 5,8 triệu thùng/ngày.
Tại cuộc họp của OPEC+ đầu tháng này, các nước thành viên đã không nhất trí được về các kế hoạch từng bước nới lỏng biện pháp cắt giảm sản lượng. Bế tắc xuất phát từ bất đồng giữa Saudi Arabia và Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE). UAE đã phản đối ý tưởng của Saudi Arabia về việc gia hạn hiệp định đến tháng 12/2022 nếu UAE không có được hạn ngạch sản lượng cao hơn.
Để khắc phục bất đồng, OPEC+ đã đồng ý hạn ngạch sản lượng mới cho một số thành viên từ tháng 5/2022, bao gồm UAE, Saudi Arabia, Nga, Kuwait và Iraq. Theo đó, hạn ngạch cơ sở của UAE tăng lên 3,5 triệu thùng/ngày từ tháng 5/2022 từ 3,168 triệu/ngày hiện nay. Hạn ngạch cơ sở Saudi Arabia và Nga tăng lên 11,5 triệu thùng/ngày so với mức 11 triệu hiện tại. Iraq và Kuwait hạn ngạch tăng 150.000 thùng/ngày.
Thêm vào đó, Iran ước tính có thể bổ sung khoảng 1,5 triệu thùng ngày vào nguồn cung toàn cầu khi đạt được thỏa thuận và các lệnh trừng phạt của phương Tây được dỡ bỏ.
Trong khi đó, biến thể Delta virus Covid-19 đang lây lan nhanh ở khắp nơi trên thế giới, làm gia tăng lo ngại về sự ảnh hưởng đối với tốc độ hồi phục kinh tế toàn cầu, nhất là ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vì nhiều nơi phải phong tỏa trở lại, làm giảm nhu cầu dầu mỏ.
Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, đã vượt qua Ấn Độ về số ca mắc mới hàng ngày trong tuần này, tiếp tục là tâm chấn mới của châu Á trong đại dịch Covid-19. Một số nước láng giềng cũng đang chứng kiến số ca mắc kỷ lục. Melbourne bắt đầu đóng cửa nhanh chóng trở lại sau khi Sydney gia hạn các hạn chế đến cuối tháng Bảy. Quận Los Angeles cũng thông báo với cư dân của mình phải đeo khẩu trang trong nhà – ngay cả khi đã được tiêm phòng – sau khi số ca mắc bệnh tăng đột biến.
Margaret Yang, chiến lược gia của DailyFX ở Singapore, cho biết: “Sự xuất hiện của biến thể Delta trên toàn cầu đang ngày càng đe dọa đến việc tái phong tỏa và hạn chế đi lại, phủ bóng đen lên triển vọng nhu cầu năng lượng”. Nếu dịch bệnh diễn biến xấu hơn nữa, trong khi sản lượng của OPEC+ tiếp tục tăng, thị trường dầu mỏ có thể trở lại mất cân bằng.
Đồng USD mạnh lên cũng đang gây áp lực giảm giá dầu, bởi khiến cho dầu thô khi tính bằng các loại tiền khác trở nên kém hấp dẫn nhà đầu tư hơn. Chỉ số dollar index tuần này đã tăng lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 4.
Thực tế, lượng dầu tồn trữ ở Mỹ vẫn đang tiếp tục giảm do nhu cầu gia tăng. Theo đó, tồn trữ dầu thô ở Mỹ đã giảm 8 tuần liên tiếp. Trong tuần kết thúc vào 9/7, tồn trữ giảm 9,7 triệu thùng, cao gần gấp đôi mức dự báo của các nhà phân tích là giảm 4,4 triệu thùng. Các nhà máy lọc dầu Mỹ đã chứng kiến mức tồn trữ dầu thô giảm chuỗi dài nhất kể từ tháng 01/2018, để đáp ứng nhu cầu tăng cao.
Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.