TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Các dự đoán về ảnh hưởng từ động thái cắt giảm sản lượng dầu của Saudi Arabia

Các dự đoán về ảnh hưởng từ động thái cắt giảm sản lượng dầu của Saudi Arabia

Việc cắt giảm bổ sung sản lượng dầu của nhà xuất khẩu lớn số 1 thế giới có thể đẩy giá dầu lên cao hơn trong những tuần tới.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 29/05/2023

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tầm quan trọng của công cụ bảo hiểm giá

Các dự đoán về ảnh hưởng từ động thái cắt giảm sản lượng dầu của Saudi Arabia

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 05/06, giá dầu Brent tăng lên 76,71 USD/thùng, sau khi chạm mức cao nhất trong phiên là 78,73 USD/thùng trước đó. Dầu thô WTI kết phiên tại mức 72,15 USD/thùng, trong phiên có lúc đạt mức giá cao nhất là 75,06 USD/thùng.

Các điểm chính sau cuộc họp chính sách của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) ngày 04/06 bao gồm: Gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản xuất tự nguyện đạt được vào tháng 4 do Saudi Arabia và Nga dẫn đầu từ cuối năm 2023 đến cuối năm sau; Saudi Arabia tự nguyện cắt giảm sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày chỉ riêng trong tháng 7 và có thể kéo dài thêm các tháng sau đó nếu cần thiết; Hạn ngạch sản xuất năm 2024 của UAE sẽ tăng thêm 200.000 thùng mỗi ngày, như một sự bù đắp trên giấy tờ, hạn ngạch ban đầu vô tận của một số quốc gia Tây Phi sẽ được hạ xuống; Mục tiêu sản xuất hàng ngày của OPEC+ cho năm 2024 được điều chỉnh thành 40,463 triệu thùng/ngày, giảm khoảng 1,4 triệu thùng so với sản lượng hiện tại.

Bộ Năng lượng Saudi Arabia cho biết sản lượng của nước này sẽ giảm từ 10 triệu thùng/ngày trong tháng 5 xuống 9 triệu thùng/ngày trong tháng 7. Đây là mức cắt giảm tự nguyện lớn nhất của nhà xuất khẩu dầu số 1 thế giới trong nhiều năm qua và nằm trong thỏa thuận rộng lớn hơn của nhóm OPEC+. Mục tiêu của kế hoạch là hạn chế nguồn cung vào năm 2024 để đẩy giá lên.

Đáng chú ý, Saudi Arabia là một trong số ít nước thuộc OPEC+ hiện nay đang có khả năng khai thác dầu đạt đúng với sản lượng mục tiêu, tức phần 1 triệu thùng/ngày cắt giảm hầu như chắc chắn sẽ tạo ra sự thâm hụt thực tế trong nguồn cung thời gian tới.

Công ty tư vấn năng lượng Rystad Energy cho biết, việc cắt giảm bổ sung của Saudi Arabia có thể sẽ khiến nguồn cung trên thị trường bị giảm hơn 3 triệu thùng/ngày trong tháng 7. Điều này có thể đẩy giá dầu lên cao hơn trong những tuần tới.

Giá dầu 1 tháng qua được giữ ở mức khoảng từ 71 – 76 USD/thùng, nhờ đó mà đã giúp tỷ lệ lạm phát tại nhiều quốc gia được xoa dịu đáng kể.

Mặc dù vậy, bước đi cắt giảm mới nhất liệu sẽ tác động tới đâu thì còn phải chờ xem. Nền kinh tế thế giới vẫn đang hồi phục yếu, rất khó để dự báo nhu cầu dầu thời gian tới. Cũng cần phải lưu ý thỏa thuận cắt giảm là như vậy, nhưng sự tuân thủ trên thực tế của các quốc gia như thế nào lại chưa rõ.

Cuộc họp ngày 04/06 đã diễn ra không mấy thuận lợi khi hiện trong OPEC+ cũng đang nổi lên một luồng quan điểm không muốn phải cắt giảm thêm nữa sản lượng nổi bật. Đó cũng phần nào lý giải vì sao bước đi cắt giảm mới nhất của OPEC+ do một mình Saudi Arabia đảm nhiệm.

OPEC+ sản xuất khoảng 40% lượng dầu thô của thế giới và đã cắt giảm mục tiêu sản lượng tổng cộng 3,66 triệu thùng/ngày, chiếm 3,6% nhu cầu toàn cầu.

Các nhà phân tích của ngân hàng Goldman Sachs đánh giá thỏa thuận cắt giảm sản lượng mới sẽ thúc đẩy thị trường dầu mỏ “tăng vừa phải”. Ngân hàng dự báo thỏa thuận có thể đẩy giá dầu Brent giao tháng 12/2023 tăng thêm từ 1 – 6 USD/thùng, tùy thuộc vào thời gian Saudi Arabia duy trì sản lượng ở mức 9 triệu thùng/ngày.

Trong khi đó, theo Morgan Stanley đà tăng của giá dầu chỉ là tạm thời khi những hạn chế từ các yếu tố vĩ mô, đặc biệt là nhu cầu tiêu thụ không mấy khả quan từ Mỹ và Trung Quốc. Bên cạnh đó, Morgan Stanley cũng dự đoán đây là lần cắt giảm cuối cùng trong năm nay của OPEC+.

Tổng hợp

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.

Bài viết liên quan