TIN NỔI BẬT, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Nhận định về thị trường giao dịch hàng hóa năm 2021

Nhận định về thị trường giao dịch hàng hoá năm 2021

Dịch Covid-19 khiến cung – cầu trên toàn thế giới bị tác động mạnh và nhiều mặt hàng giảm giá sâu trong năm 2020. Tuy nhiên, từ đầu năm nay 2021, giá cả hàng hóa trên thế giới có dấu hiệu tăng khá mạnh trở lại khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi làm dấy lên nỗi lo lạm phát. 

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Muốn giao dịch hàng hóa thì phải làm như thế nào?

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 17/05/2021

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Dầu thô giảm phiên thứ 3 trong khi nông sản đã đảo chiều tăng nhẹ

Nhận định về thị trường giao dịch hàng hóa năm 2021, có không ít chuyên gia cho rằng, diễn biến giá hàng hóa giai đoạn này có nhiều điều tương đồng với thời kỳ 2010-2011 khi kinh tế hồi phục sau khủng hoảng, là kết quả của các chính sách nới lỏng tiền tệ, tài khóa, các gói hỗ trợ được các nước duy trì từ năm 2020 đến nay. 

Về chính sách tiền tệ của Mỹ, do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) theo đuổi mục tiêu lạm phát trung bình, nên nhiều khả năng họ sẽ chấp nhận lạm phát tại Mỹ ở mức cao trong cả năm 2021, để bù lại cho giai đoạn lạm phát thấp trong năm 2020.

Lo ngại lạm phát gia tăng khiến nhu cầu nắm giữ các tài sản rủi ro như hàng hóa nói chung và dầu thô nói riêng của giới đầu tư giảm.

Khả năng FED sẽ sớm có sự điều chỉnh chính sách để chống lạm phát cũng đang tạo những rào cản nhất định đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế của Mỹ, qua đó cũng tác động không nhỏ đến nhu cầu tiêu thụ dầu thô.

Nhà đầu tư cần lưu ý đến sự dịch chuyển của dòng tiền

Đối với các mặt hàng kim loại quý, giá của bạc và bạch kim lại được hưởng lợi từ những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Từ tháng 4/2020, giá bạc có sự bứt phá tăng hơn hai lần từ 13,8 USD/ounce lên 28.33 USD/ounce, giá bạch kim đã tăng gần 80% từ 700 USD lên 1205,0 USD/ounce (theo giá đóng cửa ngày 18/05 và 20/05/2021).

Nếu lạm phát xảy ra thì bên cạnh vàng, bạc và bạch kim được coi là công cụ chống lạm phát hiệu quả, ít rủi ro so với các sản phẩm đầu tư khác.

Hiện FED đang duy trì mức lãi suất cơ bản đồng USD ở mức 0-0,25%. Mức lãi suất này được FED dự báo sẽ giữ đến hết năm 2023. Nhưng với những diễn biến trong thời gian gần đây, đặc biệt là biên bản cuộc họp gần nhất của Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), một số nhà hoạch định chính sách gợi ý nên bắt đầu thu hẹp việc mua tài sản khi kinh tế Mỹ tiếp tục phục hồi, giới đầu tư nhận định FED sẽ tăng lãi suất vào tháng 9/2022.

Hiện tại, hầu hết các quốc gia đang duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng với lãi suất rất thấp để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau đại dịch. Điều này thúc đẩy cho sự tăng trưởng kinh tế và kích thích triển vọng tiêu dùng. Giá hàng hóa sẽ được hưởng lợi khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao.

Tuy nhiên, nó cũng làm gia tăng áp lực lạm phát và xuất hiện các bong bóng tài chính. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tích cực các triển vọng phát triển kinh tế trong năm 2021, nhưng song hành với đó là mức tăng của giá cả hàng hóa.

Nếu giá hàng hóa cơ bản tiếp tục tăng cao, Fed nhiều khả năng cũng sẽ chỉ thắt chặt tiền tệ từ năm 2022. Các gói nới lỏng định lượng có thể sẽ được rút trước, còn lãi suất khả năng sẽ chỉ bắt đầu tăng kể từ giữa năm 2022 hoặc đầu năm 2023, tùy thuộc vào tình hình lạm phát và thất nghiệp.

Nhận định về thị trường giao dịch hàng hoá năm 2021

một động thái từ phía Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, cũng tạo ra nhiều ảnh hưởng lớn đến thị trường giao dịch hàng hóa. Trung Quốc là nước lớn nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu sản xuất như đồng, quặng sắt hay các sản phẩm ngũ cốc và hạt lấy dầu dùng làm thức ăn chăn nuôi như: ngô, đậu tương, lúa mỳ,…

Mới đây nhất, các chính sách của nước tiêu dùng hàng đầu thế giới này để quản lý nguồn cung, nhu cầu hàng hóa và ổn định thị trường trước mắt sẽ hạn chế đà tăng của nhiều mặt hàng trong ngắn hạn.

Theo dõi thêm về các tin tức về thị trường hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: (84) 024.3552.7979.
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình.
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa.
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.

Bài viết liên quan

Trả lời