TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Giá các mặt hàng nông sản bật tăng mạnh đồng loạt

Xác định xu hướng giá ngô và lúa mì trong quý I/2023

Giá các mặt hàng nông sản giao dịch trên Sở CBOT đồng loạt bật tăng mạnh mặc dù báo cáo Cung – cầu nông sản (WASDE) của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) không tạo ra quá nhiều bất ngờ.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 08/02/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Giá các mặt hàng nông sản bật tăng mạnh đồng loạt

Giá ngô lên mức cao nhất trong vòng 7 tháng

Ngô là mặt hàng dẫn đầu mức tăng của nhóm nông sản trong phiên hôm qua, với gần 2,3% lên 646,75 cents/bushel. Tồn kho ethanol của Mỹ giảm trở lại sau 5 tuần tăng liên tiếp về mức 24,8 triệu thùng, kết hợp với sản lượng ngô của Brazil bị giảm dự báo 1 triệu tấn do thời tiết bất lợi ở miền Nam nước này, là các nguyên nhân chính hỗ trợ giá.

Tình trạng khô hạn nghiêm trọng khiến nhiều tổ chức phân tích cắt giảm mạnh dự báo sản lượng ngô vụ thứ nhất tại Brazil. Nếu điều kiện thời tiết cực đoan còn kéo dài đến thời gian sinh trưởng của cây ngô trong vụ thứ hai thì sản lượng ngô cả năm của Brazil sẽ sụt giảm mạnh. Điều này có thể khiến Brazil – một nước xuất khẩu ngô ròng buộc phải nhập khẩu ngô như đã từng xảy ra trong năm 2021.

Trong báo cáo WASDE tháng 1/2022, USDA đã giữ nguyên mức dự báo về lượng tồn kho ngô cuối niên vụ 2021/2022 của Mỹ ở mức 1,540 tỷ giạ và giữ mức dự báo sản lượng ngô tại mức 15,11 tỷ giạ.

Tuy nhiên, USDA tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ lượng tồn kho ngô cuối niên vụ 2021/2022 của toàn thế giới xuống mức 302,22 triệu tấn, giảm 0,85 triệu tấn so với báo cáo WASDE tháng 12/2021. Mức tồn kho này vẫn cao hơn so với mức ghi nhận trong niên vụ 2020/2021.

Tồn kho đậu tương toàn cầu giảm mạnh

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 09/02, giá đậu tương tăng mạnh 1,64% lên mức 1594,75 cents/bushel, đạt mức cao nhất trong vòng 9 tháng. Khô đậu cũng tiếp tục tăng cao 1,72% lên 461,9 USD/tấn Mỹ – mức cao nhất trong vòng 13 tháng. 

Đà phục hồi của giá dầu cọ và dầu thô sau phiên giảm mạnh trước đó, cũng là yếu tố tác động tích cực, giúp dầu đậu tăng 1,18% lên 64,1 cents/pound.

Đà tăng mạnh gần đây của đậu tương và đặc biệt là khô đậu tương, do lo ngại về thiếu hụt nguồn cung tại Nam Mỹ, là lý do chính khiến USDA nâng dự báo về nhu cầu ép dầu nội địa.

USDA đã điều chỉnh giảm dự báo lượng tồn kho đậu tương cuối niên vụ 2021/2022 của Hoa Kỳ xuống còn 325 triệu giạ, giảm 25 triệu giạ so với dự báo gần nhất. Tuy nhiên, sản lượng đậu tương tiếp tục được giữ tại mức 4,435 tỷ giạ.

Dự báo tồn kho đậu tương cuối niên vụ 2021/2022 trên toàn cầu được USDA điều chỉnh giảm mạnh xuống còn 92,83 triệu tấn, giảm 2,37 triệu tấn so với dự báo gần nhất. Nguyên nhân chủ yếu do sản lượng đậu tương của khu vực Nam Mỹ được điều chỉnh giảm. Trước đó, hàng loạt tổ chức phân tích đã hạ dự báo sản lượng đậu tương của Brazil và Argentina do tình trạng khô hạn tại đây. Điều này đã đẩy giá đậu tương trên Sở CBOT liên tục tăng.

Các thông tin triệt tiêu nhau khiến lúa mì không thể tăng quá mạnh

Đối với lúa mì, xuất khẩu của Mỹ niên vụ 21/22 được USDA điều chỉnh giảm từ 825 triệu giạ xuống còn 810 triệu giạ, khiến cho tồn kho dự báo tăng lên mức 648 triệu giạ, cao hơn 20 triệu giạ so với báo cáo gần nhất, đã khiến giá giảm mạnh ngay sau khi báo cáo được công bố. Tuy nhiên, tồn kho lúa mì thế giới bị giảm dự báo hơn 1,7 triệu tấn, đã giúp giá phục hồi lại vào cuối phiên.

Kết phiên, lúa mì Chicago tăng 0,8% lên 785.00 cents/bushel còn lúa mì Kansas tăng mạnh 1,72% lên 815,00 cents/bushel.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời