Gần 10 năm hoạt động và phát triển, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đã dần khẳng định vị thế với vai trò tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa tập trung, kết nối giao thương với thị trường quốc tế. Tuy nhiên, đối với nhiều người mới, không phải ai cũng nắm rõ về định nghĩa Sở Giao dịch Hàng hóa.
[Có thể bạn nên đọc]
- Phái sinh hàng hóa: Lựa chọn đầu tư tiềm năng
- Các khái niệm cần biết khi giao dịch hàng hóa phái sinh
- Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam
Định nghĩa Sở Giao dịch Hàng hóa
Sở Giao dịch Hàng hóa là một thị trường đặc biệt, có nhiệm vụ tổ chức và điều hành hoạt động mua bán hàng hóa. Đồng thời, là nơi ký kết các hợp đồng tương lai/ quyền chọn đã được tiêu chuẩn hóa để thực hiện việc mua bán hàng hóa giao ngay hoặc không trực tiếp giao ngay.
Chức năng của Sở Giao dịch Hàng hóa
Trong hoạt động mua bán hàng hóa, Sở Giao dịch Hàng hóa có 3 chức năng chính:
Đầu tiên, nơi cung cấp các điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết để đáp ứng nhu cầu giao dịch hàng hóa giữa những người có nhu cầu về hàng hóa như người nông dân, đơn vị sản xuất, người tiêu dùng.
Thứ hai, điều hành và kiểm soát tốt các hoạt động giao dịch đảm bảo các hợp đồng tương lai được chuẩn hóa và là công cụ giao dịch đảm bảo giá ổn định, tránh tình trạng nâng giá của nhà bán.
Cuối cùng, niêm yết các mức giá cụ thể trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm giúp bảo vệ rủi ro cho nhà đầu tư và tạo cơ hội sinh lợi lớn. Đồng thời, người nông dân chủ động giá bán được xác định trong tương lai, an tâm sản xuất.
Trách nhiệm của Sở Giao dịch Hàng hóa
Tại Điều 16 Nghị định 158/2006/NĐ-CP, trách nhiệm của Sở Giao dịch Hàng hóa được quy định cụ thể sau đây:
Trách nhiệm của Sở Giao dịch Hàng hóa
– Tổ chức hoạt động mua bán hàng hóa theo đúng quy định và điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa.
– Tổ chức các giao dịch mua bán trao đổi hàng hóa thông qua Sở giao dịch hàng hóa một cách công bằng, minh bạch và hiệu quả.
– Công bố Điều lệ hoạt động, Giấy phép thành lập đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương, công bố danh sách và thông tin thành viên của Sở Giao Dịch hàng hóa, công bố thông tin giao dịch, lệnh giao dịch, mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch.
– Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất những thông tin liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và danh sách thành viên tại thời điểm báo cáo.
– Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra qua Sở.
– Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro giúp giám sát, ngăn ngừa xung đột lợi ích trong nội bộ.
– Bồi thường thiệt hại cho các thành viên trong trường hợp do Sở giao dịch hàng gây ra.
– Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác thanh tra, kiểm tra và phòng chống các hành vi, vi phạm pháp luật liên quan đến giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở.
Làm sao để tham gia làm thành viên của Sở giao dịch hàng hóa?
Thông thường, thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa sẽ bao gồm:
1- Thành viên kinh doanh: thực hiện hoạt động tự doanh và hoạt động môi giới mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.
2- Thành viên môi giới: được thực hiện hoạt động môi giới hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.
Nếu các nhà đầu tư có nguyện vọng trở thành thành viên của Sở giao dịch hàng hóa, bạn có thể xin giấy đề nghị Sở giao dịch hàng hóa phê duyệt tư cách thành viên.
Hiện nay, Finvest cũng là một đơn vị kinh doanh chính thức, cũng như thành viên thuộc Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam. Chúng tôi đóng vai trò trung gian thực hiện việc mua bán hợp đồng hàng hóa cho khách hàng trên Sở Giao dịch hàng hóa. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về cách thức tham gia giao dịch hàng hóa phái sinh, vui lòng liên hệ số hotline 024.3552.7979 để được hỗ trợ!
Mở tài khoản miễn phí: Tại đây.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552 7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt