TIN NỔI BẬT, TIN TỨC

Luận văn về Sở giao dịch hàng hóa trong hoạt động mua bán hàng hóa

Chức năng của sở giao dịch hàng hóa là gì?

Tại Luật Thương Mại 2005, luận văn về Sở giao dịch hàng hóa đối với hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa” được quy định như thế nào? Quyền và trách nhiệm của Sở giao dịch hàng hóa ra sao? Hãy cùng FINVEST tìm hiểu ngay trong bài viết nhé!

[Có thể bạn nên đọc]

Luận văn về sở giao dịch hàng hóa trong hoạt động mua bán hàng hóa được quy định như thế nào?

1. Khái niệm mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa:

“Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được hiểu là hoạt động thương mại theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai”

 (Khoản 1 Điều 63 Luật Thương mại 2005)

2. Đặc trưng cơ bản của Sở Giao Dịch Hàng Hóa:

Về chủ thể tham gia:

– Các khách hàng thông qua thành viên kinh doanh hoặc môi giới của Sở giao dịch hàng hóa.

– Các thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa tự kinh doanh.

Các khách hàng không trực tiếp thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở mà phải thông qua thành viên kinh doanh.

Về đối tượng:

Đối tượng của hoạt động mua bán hàng hóa không cố định. Tùy theo tiêu chuẩn, chất lượng và chủng loại mà hàng hóa đó trở thành đối tượng cụ thể của từng Sở giao dịch. Tuy nhiên, hàng hóa được mua bán trên Sở giao dịch là những hàng hóa được giao kết với số lượng lớn và có biến động về giá cả.

Về hình thức:

Chỉ có giá trị pháp lý đối với hình thức thực hiện bằng văn bản. Trong đó, có một hợp đồng phái sinh từ hợp đồng kia (hợp đồng quyền chọn mua hoặc bán) giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro vì họ chỉ mất phí mua quyền, còn lợi nhuận thì rất lớn.

Quyền và trách nhiệm của Sở giao dịch hàng hóa

1. Về quyền:

Tại Điều 15 Nghị định 158/2006/NĐ-CP,  Sở Giao dịch hàng hóa được quy định về quyền hạn như sau:

– Lựa chọn loại hàng hoá trong danh mục hàng hóa được Chính phủ quy định để tổ chức giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.

– Tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.

– Chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

– Yêu cầu các thành viên kinh doanh ký quỹ đảm bảo tư cách thành viên, ký quỹ giao dịch theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

– Thu phí thành viên, phí giao dịch, phí cung cấp dịch vụ thông tin và các loại phí dịch vụ khác theo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

– Ban hành các quy chế niêm yết, công bố thông tin và giao dịch mua bán hàng hoá tại Sở Giao dịch hàng hóa hóa.

– Kiểm tra, giám sát hoạt động giao dịch và công bố thông tin của các thành viên.

– Yêu cầu các thành viên thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro được quy định trong Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

– Chỉ định thành viên kinh doanh khác thực hiện các hợp đồng đang được nắm giữ bởi một thành viên kinh doanh bị chấm dứt tư cách thành viên.

– Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.

2. Về trách nhiệm:

Theo quy định, trách nhiệm của Sở Giao dịch hàng hóa được quy định cụ thể như sau:

– Hoạt động mua bán hàng hoá đúng với quy định của Nghị định 158/2006/NĐ-CP và Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.

– Giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở phải diễn ra một cách công bằng, trật tự và hiệu quả.

– Công bố Điều lệ hoạt động, Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa đã được Bộ trưởng Bộ Thương mại phê chuẩn, cấp, sửa đổi, bổ sung; công bố danh sách và các thông tin về thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa; công bố thông tin về các giao dịch và lệnh giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở và các thông tin khác theo Điều lệ hoạt động của Sở.

– Thực hiện việc báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Thương mại về các thông tin liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở và danh sách thành viên tại thời điểm báo cáo. 

– Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác thanh tra, kiểm tra và phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở.

– Thực hiện chế độ thống kê, kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật.

– Chịu trách nhiệm cuối cùng về mọi hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.

– Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ.

– Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các thành viên của Sở trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa gây thiệt hại cho các thành viên, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo các quy định khác của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư về quyền và trách nhiệm của Sở Giao dịch hàng hóa. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể tham khảo thêm Nghị định 158/2006/NĐ-CP tại đây.

Bài viết liên quan

Trả lời