Thị trường hàng hóa là nơi người mua và người bán (hay người có nhu cầu và người cung cấp) thực hiện trao đổi, mua bán hàng hóa. Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi theo nhiều quy luật kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vậy chức năng và một số quy luật sản xuất và trao đổi hàng hóa như thế nào? Hãy cùng FINVEST tìm hiểu trong bài viêt!
[Có thể bạn nên đọc]
- Phái sinh hàng hóa: Lựa chọn đầu tư tiềm năng
- Các khái niệm cần biết khi giao dịch hàng hóa phái sinh
- Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam
Chức năng của thị trường hàng hóa
– Chức năng điều tiết: Xác lập mức giá và số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua muốn mua và người bán muốn bán.
– Chức năng thừa nhận: thừa nhận thụ động các kết quả của quá trình tái sản xuất, mua bán thông qua hoạt động của các quy luật kinh tế. Đồng thời, kiểm tra quá trình tái sản xuất quá trình mua bán đó.
– Chức năng thông tin: cung cấp các nội dung quan trọng như biến động xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu của các loại hàng hóa, giá cả, tình hình cung cầu về các loại hàng hóa,…cho người sản xuất và người tiêu dùng.
– Chức năng kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
Trên thị trường hàng hóa được trao đổi theo quy luật gì?
Trên thị trường hàng hóa được trao đổi theo quy luật gì?
1. Quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế hàng hoá, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì quy luật giá trị còn phát huy tác dụng.
Nội dung của quy luật giá trị:
Thứ nhất, sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết: giá trị của nó phải nhỏ hơn hoặc bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, tức là giá cả thị trường của hàng hóa.
Thứ hai, trong trao đổi phải tuân theo nguyên tắc ngang giá đảm bảo bù đắp được chi phí chí người sản xuất và có lãi để tái sản xuất mở rộng.
2. Quy luật cung cầu
Quy luật cung cầu là quy luật của nền kinh tế thị trường thông qua sự điều chỉnh của thị trường, mức giá cân và lượng giao dịch hàng hóa cân bằng sẽ được xác định.
Nội dung của quy luật cung cầu:
Hàng hóa được bán trên thị trường mà lượng cầu lớn hơn lượng cung sẽ có xu hướng tăng giá hàng hóa và đẩy giá của thị trường lên.
Ngược lại, giá sẽ có xu hướng giảm nếu lượng cung vượt quá lượng cầu sẽ tạo thị trường chuyển dịch dần đến điểm cân bằng, không gây áp lực về giá và lượng.
3. Quy luật giá trị thặng dư
Quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản bởi vì nó quy định bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, chi phối mọi mặt đời sống kinh tế của xã hội tư bản.
Nội dung của quy luật cạnh tranh:
Yêu cầu hàng hoá bán ra phải bù đắp chi phí sản xuất và lưu thông đồng thời phải có một khoản lợi nhuận để tái sản xuất sức lao động và tái sản xuất mở rộng.
4. Quy luật cạnh tranh
Quy luật cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa, từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Nội dung của quy luật cạnh tranh:
Trong nền sản xuất hàng hóa, sự cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa người sản xuất và người tiêu dùng là một tất yếu khách quan.
Quy luật cạnh tranh xuất phát từ bản chất của nền sản xuất hàng hóa, của quy luật giá trị.
Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi theo quy luật nào thì cũng đều thực hiện đúng nguyên tắc của quy luật kinh tế để tạo sự lưu thông, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định. Hy vọng qua bài viết trên, nhà đầu tư đã nắm rõ thêm về các quy luật trong trao đổi mua bán hàng hóa, từ đó có thêm kiến thức vững vàng đầu tư.