Theo Investopedia, thị trường hàng hóa (Commodity Market) là một thị trường vật lí hoặc thị trường ảo để mua bán, kinh doanh các sản phẩm thô hoặc sơ cấp. Để hiểu về khái niệm thị trường hàng hóa là gì, tầm quan trọng của nó như thế nào? Hãy cùng Finvest giải đáp trong bài viết dưới đây!
[Có thể bạn nên đọc]
- Phái sinh hàng hóa: Lựa chọn đầu tư tiềm năng
- Các khái niệm cần biết khi giao dịch hàng hóa phái sinh
- Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam
Thị trường hàng hóa là gì?
Thị trường hàng hóa có tên gọi là Commodity Market
Thị trường hàng hóa là một thị trường vật lý và thị trường ảo dùng để mua bán, kinh doanh sản phẩm thô hoặc sơ cấp. Hiện trên thế giới có khoảng 50 thị trường hàng hóa lớn tạo điều kiện đầu tư thương mại cho gần 100 mặt hàng thiết yếu.
Hàng hóa được chia thành 2 loại chính là hàng hóa cứng & hàng hóa mềm.
- Hàng hóa cứng thường là tài nguyên thiên nhiên được khai thác hoặc chiết xuất, chẳng hạn như vàng, cao su & dầu,…
- Hàng hóa mềm là các sản phẩm nông nghiệp hoặc chăn nuôi như ngô, lúa mì, cà phê, thịt gia súc,…
Cách thức hoạt động của thị trường hàng hóa
Mỗi người có thể đầu tư hàng hóa bằng nhiều cách khác nhau như mua cổ phiếu trong các tập đoàn mà doanh nghiệp phụ thuộc vào giá hàng hóa hoặc quỹ tương hỗ, quỹ chỉ số hoặc quỹ đầu tư chi tiêu ETF tập trung vào các công ty liên quan đến hàng hóa.
Ngoài ra, có thể đầu tư trực tiếp vào mua bán hợp đồng tương lai. Đây là hình thức buộc chủ sở hữu phải mua hoặc bán một loại hàng hóa với mức giá định trước và giao hàng trong tương lai.
Các Sàn giao dịch hàng hóa quốc tế nổi bật
Các sàn giao dịch hàng hóa lớn có trụ sở tại Chicago & New York và một số sàn giao dịch nội địa Mỹ như:
– Sàn giao dịch hàng hóa Chicago CME – Chicago Mercantile Exchange: Các mặt hàng như sữa, bơ, gia súc, thịt con heo, lợn nạc & gỗ.
– Sàn giao dịch CBOT – Chicago Board of Trade, giao dịch các loại: Ngô, vàng, bạc, đậu nành, lúa mì, yến mạch, gạo & ethanol. CBOT và CME đều thuộc Tập đoàn CME Group.
– Sàn giao dịch Kim loại London & Sàn giao dịch Hàng hóa Tokyo – Thị trường hàng hóa chủ yếu là giao dịch điện tử.
Ngoài ra, một số sàn giao dịch của Mỹ vẫn sử dụng bán đấu giá, được thực hiện bên ngoài của các sàn giao dịch, gọi là thị trường giao dịch phi tập trung.
Mục đích thị trường hàng hóa ra đời để làm gì?
Thứ nhất, môi trường để thực hiện các hoạt động giao dịch thương mại của mọi doanh nghiệp, nhà đầu tư trên cả nước, giúp người mua và người bán thỏa thuận và giao dịch thông qua phương tiện viễn thông hiện đại.
Thứ hai, rút ngắn quá trình giao dịch của các tổ chức, đơn vị kinh tế về mặt hàng, sản xuất như thế nào và quyết định của người lao động là bao lâu thông qua các quyết định về giá.
Thứ ba, kết hợp giữa cung và cầu, cho phép người mua và người bán bình đẳng cạnh tranh với số lượng mua bán nhiều hay ít sẽ phản ánh rõ quy mô của thị trường lớn hay nhỏ. Đồng thời xác định nên mua hay bán hàng hóa và dịch vụ với khối lượng và giá cả bao nhiêu do quan hệ cung cầu quyết định.
Thứ tư, những khách hàng hiện tại và tiềm ẩn cùng có nhu cầu hay mong muốn cụ thể về trao đổi thị trường hàng hóa muốn tham gia để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó.
Để xem thêm các nguồn thông tin hữu ích về thị trường hàng hóa, đừng quên truy cập Finvest hoặc để lại bình luận để được tư vấn giải đáp thắc mắc!
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552 7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.