TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Giá quặng sắt dự báo sẽ giảm xuống trung bình là 90 USD/tấn trong nửa cuối năm 2023

Giá quặng sắt dự báo sẽ giảm xuống trung bình là 90 USD trong nửa cuối năm 2023

Goldman Sachs, ngân hàng kiêm nhà môi giới, dự đoán giá quặng sắt sẽ giảm trung bình là 90 USD/tấn trong nửa cuối năm nay, do thị trường hàng thực sắp rơi vào tình trạng dư thừa, vấn đề cắt giảm sản lượng thép của Trung Quốc và dữ liệu nền kinh tế yếu kém.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 10/08/2023

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Cách sử dụng các loại lệnh trong giao dịch hàng hóa

Giá quặng sắt dự báo sẽ giảm xuống trung bình là 90 USD trong nửa cuối năm 2023

Giá quặng sắt kỳ hạn tham chiếu trên Sàn giao dịch Singapore đã giảm 11,8% từ mức cao theo chu kỳ là 114,95 USD/tấn đạt được vào tháng trước xuống còn 101,44 USD/tấn kết thúc phiên thứ Tư (9/8), trong phiên có lúc giá chỉ 99,5 USD.

Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) cũng giảm từ mức cao theo chu kỳ là 117,89 USD/tấn đạt được vào cuối tháng 7 xuống còn 723 nhân dân tệ (100,32 USD)/tấn lúc kết thúc phiên 9/8, sau khi có lúc xuống chỉ 99,26 USD/tấn trong phiên 8/8.

Giá quặng sắt giao dịch trên sàn SGX từ đầu năm đến nay

Giá quặng sắt giao dịch trên sàn SGX từ tháng 01 đến tháng 08 năm 2023

Goldman Sachs dự báo giá sẽ trung bình là 90 USD/tấn trong nửa cuối năm nay, đánh dấu mức giảm thêm 12% so với giá hiện tại. Điều đó ngụ ý mức giảm hơn 20% so với thời điểm giá cao gần đây nhất – tuần cuối cùng của tháng 7, đáp ứng định nghĩa kỹ thuật về thị trường giá xuống.

Việc hàng loạt các dữ liệu yếu kém phát đi từ nền kinh tế Trung Quốc và việc Chính phủ Trung Quốc không công bố những gói kích thích kinh tế lớn như thị trường mong chờ cũng gây áp lực lên thị trường quặng sắt, trong bối cảnh giới phân tích hiện đang rất lo ngại rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng tại các nhà máy thép.

Dữ liệu thương mại hôm thứ Ba (8/8) cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc tháng 7 đã giảm 14,5% so với dự báo và nhập khẩu giảm nhanh hơn gấp đôi so với dự kiến. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 giảm 0,3% so với cùng kỳ, là lần đầu tiên Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng giảm phát giá tiêu dùng sau hơn 2 năm, khiến Trung Quốc trở thành quốc gia G20 đầu tiên rơi vào tình trạng giảm phát kể từ lần cuối cùng Nhật Bản công bố mức tăng trưởng CPI âm hai năm trước.

Giá hàng hóa đã tăng vào tháng 7 sau khi Chính phủ Trung Quốc, tại cuộc họp của Bộ Chính trị, đã cam kết hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn. Nhưng sự lạc quan đó đã phai nhạt vì chưa thấy nước này công bố các biện pháp kích thích mạnh mẽ và thị trường ngày càng gia tăng lo ngại về việc Trung Quốc cắt giảm sản lượng thép.

Goldman lưu ý rằng nhà hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, đã liên lạc với chính quyền các tỉnh để thực thi cắt giảm sản lượng thép. Nhưng tỉnh duy nhất mà các biện pháp như vậy đã được truyền đạt tới các nhà sản xuất là Vân Nam, nơi có mục tiêu sản xuất cả năm không thay đổi hoặc thấp hơn.

Goldman ước tính rằng nếu những đợt cắt giảm đó được nhân rộng ở cấp quốc gia, điều đó có nghĩa là sản lượng thép thô trong nửa cuối năm nay sẽ giảm khoảng 50 triệu tấn so với nửa đầu năm, và do đó, sản lượng sắt sẽ giảm 65 triệu tấn. 

Chiến lược gia hàng hóa Nicholas Snowdon của Goldman Sachs cho biết: “Cho đến nay, điều đó vẫn là một rủi ro, mặc dù nếu việc cắt giảm như vậy diễn ra, điều này sẽ tạo ra một cú sốc giảm nhu cầu rõ ràng đối với thị trường quặng sắt”.

Các nhà phân tích của Huatai Futures cho biết Trung Quốc chính sách hạn chế sản lượng năm 2023 ở mức của năm ngoái “sẽ khiến các nhà máy thép thận trọng hơn trong việc mua nguyên liệu thô”.

Công ty tư vấn Mysteel cho biết nhu cầu thép tại Trung Quốc sẽ vẫn yếu trong tháng 8. Thực vậy, tồn kho của 5 loại thép chủ chốt tại 247 nhà máy thép của Trung Quốc tiếp tục tăng, không chỉ do nhu cầu giảm bởi điều kiện thời tiết bất lợi mà còn do giá tiếp tục yếu trên thị trường giao ngay.

Tồn trữ quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc

Tồn trữ quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc

Ngay cả khi Trung Quốc không cắt giảm sản lượng thép, Goldman vẫn tiếp tục dự đoán rằng thị trường quặng sắt vật chất sẽ dư thừa tới 68 triệu tấn trong 6 tháng cuối năm, trên cơ sở dự đoán tỷ suất lợi nhuận từ xuất khẩu thép của Trung Quốc giảm đi sẽ trùng với thời kỳ sản xuất thép giảm theo truyền thống. Ông Snowdon cảnh báo, điều đó, cùng với nguồn cung quặng sắt mạnh hơn, sẽ khiến thị trường rơi vào tình trạng dư thừa.

Theo CafeF

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường

Bài viết liên quan