Thị trường hàng hóa phái sinh luôn sôi động, vượt cả tốc độ tăng thị phần của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thị trường này. Vậy các yếu tố đó là gì, hãy cùng FINVEST tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
[Có thể bạn nên đọc]
- Phái sinh hàng hóa: Lựa chọn đầu tư tiềm năng
- Các khái niệm cần biết khi giao dịch hàng hóa phái sinh
- Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam
Khái niệm hàng hóa phái sinh
Hàng hóa phái sinh được hiểu là công cụ tài chính có chức năng huy động vốn để đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm đồng thời giúp nhà đầu tư kiếm lời nhờ sự chênh lệch giá cả trên thị trường.
Các bên thực hiện trao đổi một lượng lớn các loại hàng hóa khác nhau mà không hề lo ngại sự biến động giá cả lên hay xuống từ thị trường. Công cụ phòng ngừa rủi ro cực kỳ hữu hiệu đối với quá trình sản xuất kinh doanh và hạn chế tình trạng “được mùa mất giá” hoặc “được giá mất mùa”.
Tại sao nhà đầu tư nên chọn hàng hóa phái sinh?
Thứ nhất, một thị trường minh bạch và ít rủi ro do vốn thấp và được cấp phép hoạt động bởi Bộ Công Thương.
Thứ hai, tỷ lệ ký quỹ tối đa 1:30, tùy theo một số mặt hàng là có thể thực hiện giao dịch, nhà đầu tư tham gia ngày càng gia tăng khiến lượng hàng hóa được đẩy mạnh, tính thanh khoản cao và đạt mức giá sinh lời.
Thứ ba, liên thông với các Sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới, luôn có bên mua và bên bán giao dịch phù hợp cho các nhà đầu tư bận rộn, tạo nguồn thu nhập.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa phái sinh
Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng giá cả hàng hóa trên thị trường hàng hóa phái sinh. Trong đó, các yếu tố này bao gồm:
Yếu tố đặc thù cho một thị trường cụ thể
Ở một số thị trường hàng hóa nhất định, yếu tố đặc thù sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung và cầu duy nhất cho thị trường đó mà không hề ảnh hưởng đến thị trường khác.
Ví dụ:
Thời tiết là yếu tố vô cùng quan trọng tác động đến “cung” của các mặt hàng nông sản như đậu nành, lúa mì,…nhưng sẽ không phù hợp với các thị trường khác như vốn sở hữu, chỉ số vàng.
Với các thị trường khác như vàng, dầu thô thì các hoạt động khai thác và khoan ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Nhưng vàng lại bị ảnh hưởng do lạm phát.
Tác động từ các thị trường khác
Các thị trường tương lai có mối liên quan đến nhau mà các nhà đầu tư có thể tính toán và phân tích.
Ví dụ:
Ngô được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và sản xuất ethanol. Nhà giao dịch ngô có thể nhìn vào thị trường ngô và mối quan hệ của chúng với gia súc, cũng như mối quan hệ của nó với ethanol.
Tác động bởi các dữ liệu kinh tế
Dữ liệu kinh tế định kỳ có thể tác động lớn đến giá cả trong một lĩnh vực. Hầu hết các dữ liệu sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường nhưng một số báo cáo lại làm biến động giá thị trường.
Ví dụ: Dầu thô có giá khoảng 100 đô la, báo cáo tồn kho dầu thô đã gây ảnh hưởng không chỉ dầu thô mà cả chỉ số S & P 500.
Vòng đời tự nhiên
Các mô hình cung và cầu theo mùa đã tạo ra các chu kỳ tự nhiên ảnh hưởng đến giá của hợp đồng tương lai.
Ví dụ: Lúa mì được trồng và thu hoạch trong các tháng cụ thể trong năm, một khi được thu hoạch, nguồn cung sẽ không tăng cho đến vụ thu hoạch tiếp theo.
Giá hàng hóa giao ngay và tương lai
Hợp đồng tương lai là định giá hàng hóa và giao nhận tại một thời điểm được xác định tương lai. Việc định giá dựa trên giá trị của hàng hóa được giao hàng trong tương lai. Còn giá giao ngay lại đề cập đến giá phải trả nếu mua hàng hóa ngay. Do đó, giá giao ngay và giá tương lai sẽ khác nhau về thời hạn và chỉ hợp nhất khi hết hạn hợp đồng tương lai.
Mỗi một loại hợp đồng tương lai sẽ có các yếu tố ảnh hưởng riêng biệt nên nhà đầu tư cần xác định yếu tố nào quan trọng nhất và theo dõi dữ liệu để phân tích và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý và đúng đắn!
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: (84) 024.3552.7979.
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình.
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa.
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.