TIN NỔI BẬT, TIN TỨC

Tổng quan về các Sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới 

Sở giao dịch hàng hóa ICE 

Mới nổi tại Việt Nam trong thời gian gần đây, quá trình hình thành của thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh bắt nguồn từ đâu, Sở giao dịch hàng hóa đóng vai trò gì trong quá trình này? Hãy cùng Finvest tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

[Có thể bạn nên đọc]

Sở giao dịch hàng hóa là gì?

Sở Giao dịch hàng hóa là một tổ chức có tư cách pháp nhân, cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thể, có tổ chức với cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để giao dịch, mua bán hàng hóa được tiêu chuẩn hóa tuân theo những quy tắc giao dịch của Sở Giao dịch hàng hóa. 

Trong thị trường hàng hóa tương lai, Sở Giao dịch hàng hóa có vị trí chủ thể tổ chức và điều hành hoạt động mua bán hàng hóa. Nó tồn tại ở các nước rất đa dạng về hình thức tổ chức và cơ chế vận hành, tuy vậy bản chất chung của Sở là “một tổ chức nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc độc lập”.

Đây cũng là nơi thỏa thuận và ký kết những hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa để thực hiện việc mua bán hàng hóa giao ngay hoặc không trực tiếp giao ngay, và là nơi thỏa thuận việc mua bán quyền chọn bán và quyền chọn mua hàng hóa. 

Tại Việt Nam, MXV là đơn vị tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa tập trung cấp quốc gia duy nhất hiện nay được Bộ Công Thương cấp phép giao dịch hàng hóa.

MXV được đánh giá là một môi trường giao dịch minh bạch, an toàn và hiệu quả, hỗ trợ nhà đầu tư, thương nhân và các thành phần kinh tế khác bắt nhịp kịp thời với môi trường kinh tế toàn cầu, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam.

Các Sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới 

Hiện nay, có rất nhiều Sở giao dịch hàng hóa trên thế giới. Dưới đây là một vài Sở giao dịch hàng hóa lớn mà MXV đang liên thông giao dịch các nhà đầu tư nên biết!

1. CBOT 

Sở giao dịch hàng hóa CBOT 

The Chicago Board of Trade – CBOT được thành lập năm 1848 ở Chicago – Mỹ, chuyên giao dịch tài chính và nông sản. 

Ban đầu, Sở CBOT chỉ giao dịch các hợp đồng tương lai của sản phẩm nông sản như: Lúa mì, ngô và các sản phẩm liên quan đến đậu tương. Nhưng hiện tại, CBOT đã cung cấp các loại hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai khác như vàng, bạc, trái phiếu kho bạc của Hoa Kỳ…

Ngày nay, CBOT là một phần của Tập đoàn Chicago Mercantile Exchange (CME group). CME Group là thị trường phái sinh hàng đầu và đa dạng nhất thế giới, bao gồm bốn sàn: CME, CBOT, NYMEX và COMEX. CBOT sáp nhập vào CME Group năm 2007, giao dịch thêm các sản phẩm về lãi suất, các sản phẩm chỉ số nông nghiệp và chỉ số cổ phiếu .

2. NYMEX

NYMEX 

NYMEX là Sở giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới, thuộc Tập đoàn CME Group, giao dịch các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn sản phẩm như năng lượng và kim loại quý.

Sở NYMEX được quy định bởi Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Commodity Futures Trading Commission, có nhiệm vụ quản lý và thúc đẩy thị trường tương lai cạnh tranh hiệu quả. 

3. TOCOM 

TOCOM 

Tokyo TOCOM (Tokyo Commodity Exchange – TOCOM) là một trong những thị trường hàng hóa lớn nhất của Nhật Bản và là một trong những thị trường hàng hóa quan trọng nhất của châu Á.

Ban đầu, TOCOM tập trung vào niêm yết cao su, vàng, bạc và bạch kim. Hiện nay, TOCOM cung cấp các hợp đồng tương lai và quyền chọn về kim loại quý (vàng, bạc, bạch kim và palladium); năng lượng (dầu thô, xăng, dầu hỏa và dầu khí); cao su tự nhiên và các sản phẩm nông nghiệp (đậu nành, ngô và azuki). 

TOCOM được thành lập vào năm 1984 với sự hợp nhất của Sở Giao dịch Tokyo, được thành lập năm 1951, Sở Giao dịch Cao su Tokyo và Sở Giao dịch Vàng Tokyo. Hai sở này đã sáp nhập để thành lập công ty cổ phần có lợi nhuận trong năm 2008.

Đến tháng 07/2020, theo như thỏa thuận sáp nhập của TOCOM với Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE) một số sản phẩm hàng hóa đang giao dịch tại TOCOM trong đó có sản phẩm Cao su RSS3 sẽ được chuyển sang giao dịch tại OSE từ ngày 27/07/2020.

4. ICE 

Sở giao dịch hàng hóa ICE 

Sở giao dịch hàng hóa liên lục địa ICE (Intercontinental Exchange) được thành lập từ năm 2000 tại Atlanta, Georgia. ICE hoạt động hoàn toàn như một sàn giao dịch điện tử và được kết nối trực tiếp với các cá nhân và công ty muốn kinh doanh dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, nhiên liệu máy bay, khí thải, năng lượng điện, các phái sinh hàng hóa và hợp đồng tương lai. 

Giao dịch hàng hóa phái sinh ở đâu an toàn?

Tại Việt Nam, giao dịch hàng hóa phái sinh vẫn còn là một kênh đầu tư khá mới mẻ nên các nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ lưỡng các đơn vị giao dịch uy tín. Công ty Hữu Nghị – Finvest là thành viên kinh doanh chính thức của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, nơi kết nối các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tham gia giao dịch một cách minh bạch, rõ ràng và an toàn.

Giao dịch hàng hóa phái sinh

Giao dịch hàng hóa phái sinh

Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ nhà đầu tư sử dụng kênh kiếm tiền online này hiệu quả nhất. Ngoài ra, các bản tin kinh tế thị trường hàng hóa trong và ngoài nước được cập nhật trên website giúp nhà đầu tư đánh giá chính xác về giá cả cũng như phân tích thị trường tốt nhất.

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về đầu tư hàng hóa phái sinh và đăng ký mở tài khoản, hãy liên hệ trực tiếp 024.3552.7979 để được chuyên viên tư vấn !


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ

? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

☎️ (84) 024.3552 7979

?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn

? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình

? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa

? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt

Bài viết liên quan

Trả lời