Giá dầu tăng sau một tuần trải qua nhiều biến động dữ dội. Lo ngại về nguồn cung của Mỹ sau thiệt hại từ cơn bão Ida, cùng với kỳ vọng về nhu cầu dầu cao hơn đã hỗ trợ cho thị trường.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 13/09/2021
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Kết thúc phiên giao dịch tuần từ 6/9 – 12/9, giá dầu thô WTI tăng 0,62% lên 69,72 USD/thùng; dầu Brent tăng 0,43% lên 72,92 USD/thùng, đã có những phiên giá Brent hồi phục vượt 73 USD/thùng.
Các dữ liệu cho thấy nguồn cung ở Mỹ ngày càng bị thắt chặt do hậu quả của cơn bão Ida và kỳ vọng thương mại Mỹ – Trung sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới đã hỗ trợ cho giá dầu. Các nhà đầu tư cũng hướng về những tài sản có độ rủi ro cao.
Nguồn cung thiếu hụt thể hiện rõ nhất trong Báo cáo Dầu khí hàng tuần của EIA trong tuần trước, khi sản lượng dầu thô tại Mỹ sụt giảm kỷ lục gần 1,5 triệu thùng trong tuần kết thúc 03/09.
Ngoài ra, khoảng 3/4 sản lượng khai thác dầu ngoài khơi của Vùng Vịnh của Mỹ, tương đương khoảng 1,4 triệu thùng mỗi ngày, vẫn tạm dừng kể từ cuối tháng 8. Con số này gần bằng sản lượng của một thành viên OPEC là Nigeria.
Thị trường dầu mỏ khởi sắc một phần cũng nhờ tin tức về cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình, động thái được các nhà phân tích dấy lên hy vọng rằng quan hệ sẽ ấm áp hơn và thương mại toàn cầu nhờ đó sẽ phát triển hơn.
Các thương nhân nghi ngờ về tác động lâu dài của chiến lược tiến hành đấu giá công khai kho dầu để giảm áp lực giá nguyên liệu trong nước của Trung Quốc, do sự thiếu hụt thông tin về lịch trình và sản lượng cụ thể. Nhất là khi Trung Quốc được kỳ vọng sẽ gia tăng hạn ngạch nhập khẩu cho các nhà máy tư nhân trong quý IV năm nay, và các nước châu Á như Ấn Độ cũng đang từng bước thoát khỏi tác động của dịch.
Diễn biến về tác động của cơn bão Ida vẫn sẽ tiếp tục được thị trường theo dõi, thêm vào đó, sự chú ý trong tuần này cũng sẽ tập trung vào những sửa đổi đối với triển vọng nhu cầu dầu cho năm 2022 từ Tổ chức các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Theo 2 nguồn tin từ OPEC+, liên minh này khả năng cao sẽ điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm 2022 vào báo cáo tháng 9 tới đây. Nguyên nhân chính là do sự lây lan của biến thể Delta khiến cho phục hồi nhu cầu gặp nhiều khó khăn.
Chính phủ các nước, các công ty và các nhà giao dịch đang theo dõi chặt chẽ tốc độ tăng trưởng nhu cầu sau cú sụt giảm mạnh vào năm 2020. Mức tăng chậm hơn dự kiến có thể ảnh hưởng đến giá cả và củng cố quan điểm rằng tác động của đại dịch sẽ ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng trong thời gian dài hơn hoặc có thể là vĩnh viễn. Trong số 3 tổ chức quan trọng nhất đối với thị trường dầu là EIA, OPEC và IEA, OPEC đang có dự báo tăng trưởng ở mức cao nhất. Theo đó, năm 2021, OPEC dự kiến nhu cầu dầu sẽ tăng 5,95 triệu thùng/ngày, cao hơn con số của IEA là 5,3 triệu thùng/ngày và dự báo của EIA là 5 triệu thùng/ngày.
Nhà cung cấp dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết, số lượng giàn khoan đang hoạt động ở Mỹ đã tăng trong tuần, điều này cho thấy sản lượng có thể tăng trong những tuần tới.
Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g