TIN NỔI BẬT, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Thế giới đang bước vào “siêu chu kỳ hàng hoá” tiếp theo?

04 dấu mốc diễn ra "siêu chu kỳ" hàng hóa trong lịch sử

Có nhiều dấu hiệu cho thấy chúng ta đang bước vào một “siêu chu kỳ hàng hóa” như nhu cầu hàng loạt các mặt hàng thiết yếu tăng đột ngột, chi tiêu chính phủ tăng trong khi thị trường phản ứng chậm chạp.

[Có thể bạn nên đọc]

Muốn giao dịch hàng hóa thì phải làm như thế nào?

Thay đổi mức ký quỹ giao dịch một số hàng hóa từ 06/04/2021

4 Loại lệnh quan trọng trong hàng hóa phái sinh

Thế giới đang bước vào "siêu chu kỳ hàng hoá" tiếp theo?

Trong báo cáo chiến lược tháng 4 của VSDC vừa công bố, các nhà phân tích của công ty này đề cập đến khả năng thế giới đang bước vào một “siêu chu kỳ hàng hóa” tiếp theo. Dẫn ý kiến các nhà phân tích, VSDC tìm thấy nhiều điểm tương đồng giữa đợt tăng giá lần này với những “siêu chu kỳ hàng hóa” trong quá khứ, chủ yếu gắn với việc giá hàng hoá liên tục tăng, các ngân hàng trung ương và chính sách tài khóa hướng đến cơ sở hạ tầng và sự lên ngôi của ngành năng lượng tái tạo.

Thế giới đang bước vào siêu chu kỳ hàng hoá tiếp theo? - Ảnh 1.

Chỉ số hàng hoá S&P GSCI đã tăng 75% trong 12 tháng qua. Nguồn: S&P Global.

Theo đó, nhu cầu mua sắm hàng hoá được cho là sẽ lên cao khi khi các nền kinh tế mở cửa trở lại sau giai đoạn bị dồn nén do Covid. Các nhà phân tích tin rằng các chính phủ sẽ không áp dụng các chính sách thắt lưng buộc bụng như họ đã áp dụng sau cuộc khủng hoảng tài chính lớn 2008-2010. Ở EU, gói kích thích kinh tế 1,8 nghìn tỷ euro đi kèm với 30% dành riêng cho việc chống biến đổi khí hậu đã được thông qua. Tại Mỹ, chính quyền Biden công bố dự luật trị giá 2 nghìn tỷ USD nhắm vào các dự án cơ sở hạ tầng và biến đổi khí hậu. Chi tiêu chính phủ là một trong những điều quan trọng hỗ trợ cho giả thuyết siêu chu kỳ.

Những đợt phục hồi gần đây của giá dầu, kim loại và thực phẩm cho thấy chúng ta có thể đang ở giai đoạn đầu của thị trường “bò tót”. Giá hàng hóa được kỳ vọng hưởng lợi từ sự phục hồi thương mại toàn cầu khi tăng trưởng kinh tế gia tăng.

Sự xuất hiện của hiện tượng giá giao ngay cao hơn giá hợp đồng tương lai (“backwardation”) là một biểu hiện rõ ràng của nhu cầu đang tăng lên. Nói cách khác, nhu cầu đang tăng nhanh hơn dự đoán.

Hạn chế về nguồn cung đã tạo ra sự thiếu hụt hàng hóa. Giới hạn sản xuất của OPEC là một ví dụ nhằm giới hạn sản lượng và thúc đẩy giá tăng. Tại Nam Mỹ, các mỏ đồng không hoạt động do COVID đã hạn chế sản xuất kim loại. Brazil, một nước sản xuất lương thực lớn, đã phải chịu những trận mưa khiến mùa thu hoạch đậu tương và trồng ngô bị trì hoãn.

Hướng tới năng lượng xanh cũng là một yếu tố sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu đối với các kim loại như coban, lithium hoặc niken sulfat. Tất cả kim loại này đều được sử dụng để sản xuất pin hiệu suất cao. Việc chuyển đổi sang xe điện cũng sẽ có tác động đến các sản phẩm kim loại truyền thống như: nhôm, đồng và bạc.

Thế giới đang bước vào siêu chu kỳ hàng hoá tiếp theo? - Ảnh 2.

Biểu đồ tăng giá hàng hoá trong những tháng gần đây có điểm tương đồng với siêu chu kỳ hàng hoá giai đoạn 2002 – 2008.

VSDC tin rằng còn quá sớm để cho rằng thế giới có đang bước vào một siêu chu kỳ hàng hóa khác nhưng các chỉ số đều cho thấy điều này. Rõ ràng nhất là thế giới đang trong tháng thứ sáu hoặc thứ bảy khi giá hàng hóa tăng. Trong siêu chu kỳ gần đây nhất, giá hàng hoá đã tăng trong 55 tháng.

Siêu chu kỳ hàng hóa là khoảng thời gian kéo dài hàng thập kỷ trong đó hàng hóa được giao dịch trên xu hướng giá dài hạn. Siêu chu kỳ không xuất hiện thường xuyên. Quay trở lại một thế kỷ trước, chỉ có ba hoặc bốn siêu chu kỳ thực sự được xác định. Mỗi giai đoạn đều gắn liền với những giai đoạn phát triển kinh tế có nhiều biến đổi: quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng của Hoa Kỳ (những năm 1910), sự tái công nghiệp hóa của Đức và Nhật Bản sau Thế chiến II (những năm 1950), và tất nhiên, sự phát triển ở các nước BRIC trong thời kỳ đầu Những năm 2000.

VDSC dẫn Nghiên cứu của Ngân hàng Canada cho thấy đã có bốn siêu chu kỳ giá cả hàng hóa trên diện rộng kể từ đầu những năm 1900. Các siêu chu kỳ hàng hoá diễn ra do phần lớn nhu cầu hàng hoá tăng bất ngờ và phản ứng cung ứng chậm chạp.

Siêu chu kỳ gần đây nhất diễn ra trong giai đoạn 2002 đến năm 2008, được hỗ trợ bởi đồng đô la Mỹ đang dần yếu đi. Đồng đô la Mỹ mất giá kể từ khi bong bóng dot-com bùng nổ vào năm 2001. Nó chạm mức thấp kỷ lục khi giá dầu đạt mức cao nhất lịch sử vào mùa hè năm 2008. Kể từ đó, đồng đô la Mỹ đã tăng đều đặn nhưng vẫn còn thấp so với đỉnh cũ.

Lý do chính mà giá trị của đồng đô la ảnh hưởng đến giá hàng hóa đó là đồng đô la được xem là cơ chế định giá chuẩn cho hầu hết các loại hàng hóa. Khi nói đến thương mại quốc tế đối với nguyên liệu thô, đồng đô la trở thành công cụ trao đổi trong hầu hết các trường hợp. Khi giá trị của đồng đô la giảm, sẽ tốn nhiều đô la hơn để mua hàng hóa và ngược lại.

Theo Nhịp sống kinh tế.

Để tìm thêm về thị trường giao dịch hàng hóa vui lòng liên hệ hotline: 024.3552.7979.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: (84) 024.3552.7979.
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình.
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa.
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.

Bài viết liên quan

Trả lời