TIN NỔI BẬT, TIN TỨC

Sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam – Sân chơi tiềm năng cho các nhà đầu tư

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

Phái sinh hàng hóa là một kênh đầu tư phổ biến và đầy tiềm năng được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư lựa chọn tham gia đầu tư qua sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến. Vậy vai trò của thị trường phái sinh hàng hóa hiện nay là gì? Hãy cùng Finvest tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

[Có thể bạn nên đọc]

Lịch sử các sàn giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Sàn Giao dịch Kỳ hạn hạt điều qua Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh: Ngày 7/3/2002, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, nay là Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Nuttrade.com LLC – một công ty quản lý website chuyên cung cấp thông tin giao dịch về hạt điều đã thành lập Sàn Giao dịch Kỳ hạn hạt điều.

Sàn giao dịch Việt Nam đóng vai trò thúc đẩy hoạt động kinh doanh các mặt hàng nông sản giúp các doanh nghiệp thu gom hàng hóa trong khu vực và giao dịch với quốc tế. Tại Việt Nam, đây là mô hình giao dịch kỳ hạn đầu tiên qua sàn giao dịch tập trung. Tuy nhiên, sàn giao dịch hạt điều vẫn chưa đạt kỳ vọng và đã ngừng hoạt động chỉ sau thời gian ngắn.

Sàn Giao dịch Thủy sản Cần Giờ:

Tháng 5/2002, Sàn Giao dịch thuỷ sản Cần Giờ (Cangio ATC) được thành lập, do công ty chế biến thuỷ hải sản Cholimex làm chủ đầu tư. 

Ban đầu, sàn giao dịch thủy sản hút nhà đầu tư vì giá sàn, sản lượng và kích cỡ tôm được thỏa thuận công khai, các hạng mục như hệ thống nước ngọt, kho lạnh,…được đầu tư về chất lượng. Thời điểm giao dịch chiếm 80% sản lượng nuôi tại Cần Giờ nhưng đã dừng hoạt động do không phát sinh thêm giao dịch chỉ sau vài tháng.

Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột BCEC:

Ngày 4/12/2006, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 2278/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC – Buon Ma Thuot Coffee Exchange Center). 

Tháng 12/2008, Trung tâm đi vào hoạt động dưới sự tài trợ của Cơ quan phát triển Pháp (AFD). Trung tâm này có vai trò vừa là thị trường sơ cấp, vừa là thị trường thứ cấp. Đối với thị trường sơ cấp, người sản xuất đưa sản phẩm vào giao dịch lần đầu tiên, hình thành hợp đồng nguyên thủy. Đối với thị trường thứ cấp, các hợp đồng nguyên thủy được đưa vào các giao dịch có thể mua bán lại quyền mua.

Tuy nhiên, các giao dịch phái sinh cà phê qua sàn vẫn chưa phát triển và còn nhiều hạn chế như quy định về số lượng cà phê giao dịch, vị trí của hệ thống kho bãi,… đã dẫn đến thất bại.

Sàn Giao dịch Hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (Sacom – STE):

Tháng 3/2010, Sàn Giao dịch Hàng hóa Sài Gòn Thương Tín Sacom được thành lập bởi Công ty cổ phần Giao dịch Hàng hóa Sài Gòn Thương Tín với 2 mặt hàng chính là đường thô và đường tinh.

Dưới sự hỗ trợ từ Ngân hàng Sacombank, các giao dịch phái sinh hàng hóa tại STE vẫn chưa phát triển bởi các giao dịch tại sàn vẫn là mua bán ngay các hàng hóa được niêm yết.  

Qua 8 tháng hoạt động, khối lượng giao dịch tại mỗi phiên chỉ khoảng 10 tấn đường và gần như dừng hoạt động vì không phát sinh thêm giao dịch từ phía người bán.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV):

Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam được Bộ Công Thương cấp Giấy phép thành lập tháng 09/2010 với tên gọi tắt VNX. 

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

Khắc phục nhược điểm từ các sàn đi trước, VNX đã tiếp xúc các doanh nghiệp cà phê, cao su, thép để lắng nghe ý kiến và xây dựng sản phẩm dịch vụ phù hợp. Tháng 8/2012, do sự cố trục trặc về hệ thống công nghệ đã khiến VNX ngừng hoạt động khoảng 8 tháng.

Vào ngày 9/4/2018, Nghị định số 51/2018/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 158/2006/NĐ-CP đã tạo ra cơ hội mới cho hoạt động của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam hồi sinh. 

Ngày 8/6/2018, Bộ Công Thương chính thức ký Giấy phép số 486/GP-BCT thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam với tên tiếng Anh là Mercantile Exchange of Viet Nam (MXV). 

Ngày 17/8/2018, MXV chính thức đi vào vận hành thị trường hàng hóa liên thông quốc tế, với hơn 20 mặt hàng chủ lực thuộc 4 loại hàng hóa: nông sản, nguyên liệu công nghiệp, năng lượng và kim loại. 

Vai trò của thị trường hàng hóa phái sinh Việt Nam

Dù là kênh đầu tư mới, thị trường hàng hóa phái sinh tại Việt Nam lại có những ưu điểm hấp dẫn, cụ thể:

Tính thanh khoản cao: Nhờ việc mua bán các hợp đồng nhanh chóng, dễ dàng mà mỗi ngày các hợp đồng tương lai được giao dịch liên tục mọi lúc mọi nơi trên thế giới với khối lượng lớn, vì vậy thị trường này có tính thanh khoản cao. Cụ thể, trung bình dầu thô khoảng 1,2 triệu hợp đồng mỗi ngày, ngô hơn 350.000 hợp đồng mỗi ngày, đậu tương 200.000 hợp đồng mỗi ngày.

Tính minh bạch, an toàn: Được Bộ công thương cấp phép giao dịch liên thông với các Sở hàng hóa quốc tế theo nghị định 51/2018/NĐ-CP, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam đảm bảo là thị trường tập trung cấp quốc gia uy tín, chuyên nghiệp và minh bạch, rõ ràng.

Mua bán 2 chiều: So với các kênh đầu tư khác, đây là công cụ giúp các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận dù thị trường lên hay xuống nhờ hợp đồng quyền chọn một loại tài sản nào đó với mức giá được định trước trong một thời gian nhất định.

Giảm thiểu rủi ro: Mua bán hàng hóa thông qua sàn đã đáp ứng các tiêu chuẩn thỏa thuận để thực hiện giao dịch. Chẳng hạn, bạn không muốn mua 1 tấn ngô có chất lượng thấp hoặc không thể sử dụng được thì giao dịch hàng hóa phái sinh giúp bạn thực hiện đối soát hàng hóa vô cùng hiệu quả.

Đa dạng danh mục đầu tư: Hàng hóa phái sinh khá đa dạng danh mục đầu tư giúp giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư khi thị trường lên/xuống, đảm bảo nguyên tắc ‘không bao giờ bỏ trứng vào một rổ’. 

FINVEST – Giao dịch hàng hóa tại nơi uy tín

Giao dịch hàng hóa tại nơi uy tín

Nếu bạn đang băn khoăn lựa chọn giao dịch hàng hóa phái sinh ở đâu uy tín thì Công Ty Hữu Nghị – FINVEST là đơn vị kinh doanh doanh chính thức dưới sự điều hành của Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam. Với danh mục đầu tư đa dạng và nền tảng vững chắc, chúng tôi mang lại lợi ích đầu tư an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư. 

Để được hỗ trợ tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm, xin vui lòng liên hệ 024.3552.7979!


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ

? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

☎️ (84) 024.3552 7979

?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn

? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình

? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa

? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt

Trả lời