TIN NỔI BẬT, TIN TỨC

Sàn giao dịch hàng hóa quốc tế mà các nhà đầu tư nên biết 

Sàn giao dịch hàng hóa quốc tế mà các nhà đầu tư nên biết 

Mô hình giao dịch hàng hóa phái sinh trên các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế như CBOT, NYMEX, ICE,…không còn xa lạ đối với nhiều nhà đầu tư. Dưới đây là 4 sàn giao dịch hàng hóa lớn mà các nhà đầu tư nên biết.

[Có thể bạn nên đọc]

4 sàn giao dịch hàng hóa quốc tế lớn cần biết

1. Sàn CBOT (The Chicago Board of Trade)  

Sàn CBOT (The Chicago Board of Trade)  

Sàn CBOT (The Chicago Board of Trade)  

Sàn CBOT một phần của Tập đoàn Chicago Mercantile Exchange (CME Group) chuyên giao dịch các hợp đồng tài chính và nông sản. 

Sự thành lập của Sàn CBOT

Được thành lập năm 1848, CBOT ban đầu chuyên giao dịch các mặt hàng nông sản như lúa mì, ngô và đậu tương.

Từ giữa thế kỷ 19, CBOT đã thêm hợp đồng tương lai với các sản phẩm như gia súc và vật nuôi khác nhằm quản lý rủi ro về giá cả.

CBOT chọn Chicago làm địa điểm trao đổi vị trí gần với trung tâm nông nghiệp của Mỹ tạo điều kiện cho việc phân phối hàng hóa trở nên dễ dàng và ổn định về giá cả hơn. Các hợp đồng về tài chính, năng lượng và kim loại quý cũng được giao dịch tại CBOT. 

Những năm 1970, các hợp đồng quyền chọn ra đời cho phép các nhà giao dịch và nhà đầu tư điều chỉnh chiến lược và quản lý rủi ro.

Năm 2007, CBOT sáp nhập vào CME Group, giao dịch thêm các sản phẩm về lãi suất, chỉ số nông nghiệp và chỉ số cổ phiếu.

Ngày nay, CBOT cung cấp các hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai với các loại sản phẩm khác nhau như vàng, bạc, trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ và năng lượng.

2. Sàn NYMEX (New York Mercantile Exchange) 

Sàn NYMEX (New York Mercantile Exchange) Sàn NYMEX (New York Mercantile Exchange) 

Sàn NYMEX là sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớn nhất trên thế giới thuộc Tập đoàn Chicago Mercantile Exchange (CME Group), chuyên giao dịch các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn về năng lượng và kim loại quý.

Sự thành lập của Sàn NYMEX

Năm 1872, một nhóm các thương nhân sữa thành lập The Butter and Cheese Exchange của New York.  

Năm 1994, NYMEX sáp nhập với COMEX để trở thành sàn giao dịch hàng hóa vật chất lớn nhất tại thời điểm đó. 

Đến năm 2008, NYMEX sáp nhập với CME Group ở Chicago sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

NYMEX chiếm khoảng 10% khối lượng trao đổi hàng ngày của CME Group (30 triệu hợp đồng) bằng cách bảo hộ giá (hedging) để quản lý rủi ro và đo lường giá tương lai.

Ngày nay, NYMEX được quy định bởi Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (Commodity Futures Trading Commission – CFTC), một cơ quan độc lập của chính phủ Hoa Kỳ có nhiệm vụ thúc đẩy thị trường tương lai cạnh tranh và chống lại sự thao túng, lạm dụng và gian lận.

3. Sàn ICE (Intercontinental Exchange)

Sàn ICE (Intercontinental Exchange )Sàn ICE (Intercontinental Exchange)

Sàn ICE là sàn giao dịch hàng hóa chuyên giao dịch các mặt hàng dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, nhiên liệu máy bay, khí thải, năng lượng điện, các phái sinh hàng hóa và hợp đồng tương lai.

Sự thành lập của Sàn ICE

Thành lập vào tháng 5/2000 tại Atlanta – Georgia, sàn ICE hoạt động giao dịch điện tử và liên kết trực tiếp với các cá nhân và công ty để tạo thuận lợi cho việc mua bán các mặt hàng năng lượng và điện tử. 

ICE cung cấp cho giao dịch hàng hóa năng lượng và mở rộng ra toàn cầu, đồng thời tạo điều kiện giao dịch các sản phẩm ngoại hối và lãi suất, bao gồm các hợp đồng bảo hiểm nợ xấu CDS.

Năm 2013, ICE đã mua NYSE Euronext, công ty mẹ của Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE).

Kể từ khi thành lập năm 2000, ICE là tập đoàn giao dịch lớn thứ ba trên thế giới, sở hữu 23 sàn giao dịch quy chuẩn và 6 trung tâm thanh toán bù trừ trên toàn thế giới.

4. Sàn TOCOM (Tokyo Commodity Exchange)

Sàn TOCOM (Tokyo Commodity Exchange)Sàn TOCOM (Tokyo Commodity Exchange)

Sàn TOCOM là sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớn nhất của Nhật Bản, vận hành thị trường điện tử cho kim loại quý, dầu, cao su và hàng hóa mềm. 

Sự thành lập của Sàn TOCOM

Tháng 11 năm 1984, Sàn TOCOM được sáp nhập với Sàn giao dịch dệt may Tokyo, Sàn giao dịch cao su Tokyo và Sàn giao dịch vàng Tokyo. Ban đầu, TOCOM chỉ tập trung vào niêm yết cao su, vàng , bạc và bạch kim.

Trong hai thập kỷ tiếp theo, TOCOM đã mở rộng phạm vi và đã bổ sung palladi, nhôm, xăng và dầu hỏa vào danh sách hàng hóa giao dịch vào năm 1990.

Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) là một trong những thị trường mua và bán nguyên liệu thô hoặc hàng hóa cơ bản mang đến cho các nhà đầu tư cơ hội giao dịch hợp đồng tương lai và quyền chọn đối với cao su, vàng, bạc, dầu thô,…

Trên đây là 4 sàn giao dịch hàng hóa quốc tế lớn được giao dịch nhiều nhất hiện nay, hy vọng nhà đầu tư đã có những thông tin hữu ích và quyết định sáng suốt. Nếu tìm hiểu thêm về thị trường hàng hóa phái sinh này, bạn có thể truy cập FINVEST hoặc liên hệ 024.3552.7979! 


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ

? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

☎️ (84) 024.3552 7979

?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn

? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình

? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa

? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.

Bài viết liên quan

Trả lời