TIN TỨC

Quyền của Sở giao dịch hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định 158/2006/NĐ-CP

Quyền của Sở giao dịch hàng hóa

Sở giao dịch hàng hóa là một tổ chức thị trường cung cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết và duy trì một nơi mua bán cụ thể để giao dịch hàng hóa. Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 158/2006/NĐ-CP, hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa diễn ra như thế nào? Quyền của Sở giao dịch hàng hóa ra sao? 

[Có thể bạn nên đọc]

Chức năng của Sở giao dịch hàng hóa 

Đối với hoạt động mua bán Sở giao dịch hàng hóa, Sở giao dịch hàng hóa bao gồm 3 chức năng chính như sau:

  • Cung cấp điều kiện vật chất – kỹ thuật giao dịch. 
  • Điều hành các hoạt động mua bán hàng hóa.
  • Niêm yết giá cụ thể trên thị trường giao dịch.

Trách nhiệm của Sở giao dịch hàng hóa như thế nào?

Để phục vụ cho việc mua bán hàng hóa, Sở Giao dịch hàng hóa có trách nhiệm quan trọng, cụ thể:

  • Hoạt động mua bán hàng hóa đúng quy định và điều lệ hoạt động của Sở. 
  • Giao dịch mua bán trao đổi hàng hóa qua Sở công bằng, minh bạch và hiệu quả. 
  • Công bố danh sách và thông tin thành viên của Sở, công bố thông tin giao dịch, lệnh giao dịch, mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch. 
  • Báo cáo định kỳ các thông tin liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và danh sách thành viên tại thời điểm báo cáo.
  • Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động mua bán qua Sở, bồi thường thiệt hại cho các thành viên do Sở gây ra.
  • Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro giúp giám sát, ngăn ngừa xung đột lợi ích trong nội bộ.

Quyền của Sở giao dịch hàng hóa

Quyền của Sở giao dịch hàng hóa

Quyền hạn của Sở Giao dịch hàng hóa được quy định tại Nghị định 158/2006/NĐ-CP như sau:

– Lựa chọn loại hàng hoá trong danh mục hàng hoá  để tổ chức giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở.

– Tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở.

– Chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên theo quy định.

– Yêu cầu các thành viên kinh doanh ký quỹ đảm bảo tư cách thành viên, ký quỹ giao dịch theo quy định.

– Thu phí thành viên, phí giao dịch, phí cung cấp dịch vụ thông tin và các loại phí dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

– Ban hành các quy chế niêm yết, công bố thông tin và giao dịch mua bán hàng hóa tại Sở.

– Kiểm tra, giám sát hoạt động giao dịch và công bố thông tin của các thành viên.

– Yêu cầu các thành viên thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro được quy định.

– Chỉ định thành viên kinh doanh khác thực hiện các hợp đồng đang được nắm giữ bởi một thành viên kinh doanh bị chấm dứt tư cách thành viên theo quy định.

– Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở.

Các thành viên tham gia Sở giao dịch hàng hóa

Sở giao dịch hàng hóa bao gồm 2 thành viên tham gia chính là:

  • Thành viên môi giới: được thực hiện mua bán và môi giới hàng hóa thông qua Sở.
  • Thành viên kinh doanh: được thực hiện mua bán hàng hóa thông qua Sở.

Nếu các thương nhân muốn trở thành thành viên của Sở giao dịch hàng hóa thì làm giấy đề nghị Sở giao dịch hàng hóa chấp nhận tư cách thành viên.

Trên đây là nội dung cơ bản về trách nhiệm và quyền của Sở giao dịch hàng hóa, hy vọng các nhà đầu tư đã có thêm những kiến thức hữu ích cho mình. Để xem thêm nhiều bản tin khác, hãy truy cập FINVEST nhận thông báo tin tức mới nhất nhé!

Bài viết liên quan

Trả lời