TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

OPEC hạ dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu thế giới trong năm 2022 và 2023

OPEC hạ dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu thế giới trong năm 2022 và 2023

Giá dầu thế giới giảm trở lại do đồng USD mạnh hơn, trong khi số ca mắc COVID-19 ở Trung Quốc gia tăng đã làm tiêu tan hy vọng về việc nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới nhanh chóng mở cửa trở lại nền kinh tế. Cùng với đó, OPEC+ trong báo cáo tháng 11 đã cắt giảm dự báo tiêu thụ dầu toàn cầu trong cả năm nay và năm sau.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 11/11/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tầm quan trọng của công cụ bảo hiểm giá

OPEC hạ dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu thế giới trong năm 2022 và 2023

Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/11, giá dầu thô WTI giảm mạnh 3,47% xuống 85,87 USD/thùng trong khi giá Brent giảm 2,97% xuống 93,14 USD/thùng.

Trong phiên sáng, đã có lúc giá WTI tiệm cận mức 90 USD. Việc Trung Quốc đưa ra kế hoạch để trợ giúp ngành bất động sản, “đầu tàu” tăng trưởng cho nền kinh tế nước này khiến giới đầu tư tin rằng nước này đang lấy mục tiêu tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm. Kinh tế phục hồi sẽ là điều kiện giúp cho tiêu thụ các mặt hàng trong nhóm năng lượng, kim loại gia tăng.

Tuy vậy, lực bán quay trở lại thị trường trong phiên tối khi thông tin số ca nhiễm Covid-19 gia tăng tại Trung Quốc tạo ra lo ngại về nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ sụt giảm trong ngắn hạn. Vì chưa có quyết định thay đổi về chính sách cụ thể từ Trung ương, các quan chức địa phương tại Trung Quốc vẫn đang tự mình thực hiện quyết liệt các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt.

Trong khi đó, trong báo cáo thị trường dầu tháng 11 mới nhất, OPEC đã cắt giảm dự báo tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu trong cả năm nay và năm sau ở mức 100,000 thùng/ngày. Đặc biệt, OPEC hạ nhu cầu tiêu thụ dầu trong quý IV năm nay khoảng 400.000 thùng/ngày, do kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ suy yếu ở Trung Quốc và các khó khăn trong kinh tế mà châu Âu gặp phải. Nhóm cũng cho biết trong quý II và quý III, thị trường đã thặng dư lần lượt 200.000 và 1,1 triệu thùng/ngày. Rủi ro lớn nhất mà thị trường đang phải đối mặt bao gồm lạm phát cao, chính sách thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương, mức nợ công cao ở nhiều khu vực, thắt chặt thị trường lao động và những bất ổn trong chuỗi cung ứng. Các thông tin tiêu cực trong phiên tối đã đẩy giá dầu xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tuần.

Bên cạnh đó, tâm lý lo ngại rủi ro gia tăng trở lại cũng gây sức ép lên thị trường chung. Dòng tiền đang phân bổ một phần từ thị trường rủi ro sang tài sản trú ẩn, với thị trường chứng khoán, tiền điện tử đều ghi nhận mức giảm, trong khi Dollar Index tăng trở lại. Đồng USD mạnh hơn làm cho hàng hóa định giá bằng đồng tiền này trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác và có xu hướng tạo áp lực giảm lên giá dầu và các tài sản rủi ro khác.

Ngoài ra, nguồn cung dầu nội địa của Mỹ cũng tiếp tục tăng. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng dầu tại khu vực Permian ở bang Texas và New Mexico, có trữ lượng dầu đá phiến lớn nhất của nước này, sẽ tăng khoảng 39.000 thùng mỗi ngày, lên mức kỷ lục 5,499 triệu thùng/ngày trong tháng 12 tới.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.

Bài viết liên quan

Trả lời