TIN TỨC

Nghị định 158 về Sở Giao dịch hàng hóa tồn tại nhiều hạn chế cần sửa đổi

Nghị định 158 về Sở Giao dịch hàng hóa

Đã triển khai mô hình từ rất lâu, Nghị định 158 về Sở Giao dịch hàng hóa vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế về khung pháp lý. Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định 51/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa.

[Có thể bạn nên đọc]

Nguyên nhân điều chỉnh Nghị định 158/2006/NĐ-CP

Nghị định 158 về Sở Giao dịch hàng hóa

Hội nghị đã chỉ ra một số hạn chế của Nghị định 158/2006/NĐ-CP

Hầu hết hàng hóa giao dịch tại Sở vẫn là các loại nông sản và thép nhưng hiệu quả chưa đạt như kỳ vọng. Đặc biệt, một số hạn chế của Nghị định 158/2006/NĐ-CP như vai trò kết nối cung-cầu, số lượng nhà đầu tư tham gia và tính thanh khoản chưa cao. 

Việt Nam là nước có kim ngạch xuất khẩu nông sản lớn nhưng các doanh nghiệp, tổ chức chưa có phương thức giao dịch phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế hiện đại. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là hạn chế về hành lang pháp lý, điều kiện tham gia đầu tư, hoạt động công nghệ và nhân lực.

Mô hình Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam thành lập từ năm 2010 nhưng Nghị định 158 còn nhiều vấn đề bất cập như sau: 

– Quy định về vốn pháp định, bằng cấp của Giám đốc, Tổng giám đốc, cơ sở vật chất chưa phù hợp thực tiễn. 

– Chưa có quy định về mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa tại nước ngoài. 

– Chưa có quy định về nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn thành lập Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam.

– Chưa có quy định cụ thể về danh mục hàng hóa được phép giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa.

Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 158/2006/NĐ-CP

Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về việc thành lập Sở Giao dịch hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.

Đối tượng áp dụng

Sở Giao dịch hàng hóa và các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.

Hiệu lực thi hành

Nghị định 158/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 1 năm 2007.

Tổ chức thực hiện

Bộ trưởng Bộ Thương mại, Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành.

Điểm mới trong của Nghị định 51/2018/NĐ-CP 

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mua bán hàng hóa cho các doanh nghiệp, Nghị định 51/2018/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2006/NĐ-CP đã không còn phù hợp.

Thứ nhất, Nghị định 51/2018/NĐ-CP đã bỏ điều kiện về trình độ, kinh nghiệm, năng lực của Giám đốc/Tổng giám đốc khi thành lập Sở GDHH. Theo đó, Sở GDHH được thành lập nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Vốn điều lệ từ 150 tỷ đồng trở lên;

– Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong mua bán qua Sở GDHH, cụ thể:

+ Hệ thống máy chủ hoạt động ổn định và có tối thiểu một máy chủ dự phòng luôn sẵn sàng khi hệ thống chính gặp sự cố;

+ Hệ thống máy chủ đảm bảo sao lưu dữ liệu của các ứng dụng nghiệp vụ, dữ liệu giao dịch, đảm bảo khôi phục thông tin trong trường hợp có sự cố;

+ Phần mềm ứng dụng phải tuân thủ các yêu cầu về sở hữu trí tuệ;

+ Hệ thống phần mềm phải có chức năng nhật ký thao tác để lưu vết mọi giao dịch, thanh toán, giao nhận trong quy trình nghiệp vụ tối thiểu 05 năm;

+ Hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng (nếu có).

– Điều lệ hoạt động không trái với quy định của Nghị định này.

Thứ hai, Nghị định 51 cũng đã đưa ra quy định cho phép các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Sở Giao dịch hàng hóa, cụ thể:

– Nhà đầu tư nước ngoài có quyền tham gia giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam.

– Nhà đầu tư nước ngoài có quyền góp vốn thành lập; mua cổ phần, phần vốn góp của Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam theo quy định sau:

  • Góp vốn thành lập; mua cổ phần, phần vốn góp của Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam với tỷ lệ không quá 49% vốn điều lệ.
  • Tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở với tư cách khách hàng hoặc tham gia làm thành viên với tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ không hạn chế.
  • Thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định pháp luật.

Với sự thay đổi này, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được dự báo trở thành công cụ bảo hiểm giá và thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước phát triển. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để tăng trưởng kinh tế và ổn định thị trường. 

Bài viết liên quan

Trả lời