Giá dầu tăng trở lại do thị trường cho rằng, khó có khả năng Mỹ sẽ giải phóng kho dự trữ chiến lược hay cấm xuất khẩu nhằm bình ổn giá, để giải quyết vấn đề nguồn cung hạn hẹp trong khi nhu cầu đang càng hồi phục sau đại dịch.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 07/10/2021
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/10, dầu thô Brent và dầu WTI đều có mức tăng hơn 1% lên 81,95 USD/thùng và 78,3 USD/thùng. Sự phục hồi của giá dầu phần lớn nhờ vào những lo ngại về nguồn cung sau khi Bộ Năng lượng Mỹ cho biết cơ quan này không có ý định sử dụng dầu trong kho dự trữ quốc gia để bình ổn giá năng lượng.
Bộ cũng đưa ra bình luận trong bối cảnh những đồn đoán liệu chính quyền của Tổng thống Joe Biden xem xét khai thác Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR) hay theo đuổi lệnh cấm xuất khẩu dầu để giảm giá dầu thô.
Mỹ thường sử dụng dự trữ chiến lược sau các cơn bão hoặc gián đoạn nguồn cung khác. Tuy nhiên, kể từ khi chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu dầu thô kéo dài 40 năm (1975-2015), quốc gia này đã trở thành nước xuất khẩu quan trọng và không tiếp tục cắt giảm xuất khẩu, khả năng Mỹ áp dụng lại lệnh cấm xuất khẩu tương đối thấp.
Việc Chính quyền Tổng thống Biden sử dụng dự trữ chiến lược để giảm đà tăng của giá dầu, thực chất, chỉ là một biện pháp có tác dụng trong ngắn hạn. Ngày 23/06/ 2011, Tổng thống Obama cũng đã áp dụng biện pháp này. Cùng với các thành viên khác của IEA, Mỹ giải phóng 30 triệu thùng, trong khi các đồng minh khác giải phóng một lượng tương đương. Tuy nhiên, giá dầu tiếp tục lấy lại đà tăng 1 tuần sau đó. Con số 30 triệu thùng dầu tương ứng với sản lượng bão Ida gây thiệt hại, tuy nhiên cũng chỉ tương đương với lượng nước Mỹ tiêu thụ trong 2 ngày. Và khác với lần trước, hiện tại các kho dự trữ chiến lược dầu và khí của EU đều đang đang ở mức thấp.
Goldman Sachs cũng nhận định, dù Mỹ mở kho dự trữ chiến lược hay cấm xuất khẩu dầu thì phương án đấy cũng chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, và cũng không đủ bù đắp lượng thiếu hụt tại thị trường nội địa. Hiện Mỹ sản xuất khoảng 11,3 triệu thùng dầu thô/ngày, trong khi tiêu thụ các sản phẩm từ dầu luôn duy trì ở mức trên 18 triệu thùng/ngày. Trong khi đó phía OPEC+ thì không tăng sản lượng, vậy lựa chọn còn lại có thể là thúc giục các nhà sản xuất trong nước gia tăng sản lượng, dù đi ngược lại chính sách “năng lượng xanh” đầu năm nay của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các công ty dầu khí Mỹ cũng đang trong xu hướng bảo vệ vốn, và cắt giảm các khoản chi dành cho giếng dầu.
Mức tăng của dầu còn được hỗ trợ bởi nguồn cung toàn cầu thắt chặt, do nhu cầu hồi phục nhanh hơn so với dự kiến từ đại dịch COVID -19 tại những thị trường nhập khẩu lớn như Trung Quốc.
Các nhà sản xuất lớn và Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự kiến, nhu cầu dầu thô có thể tăng từ 150.000 lên 500.000 thùng/ngày trong những tháng tới, khi những người sử dụng khí tự nhiên chuyển sang dầu do giá khí đốt tăng cao.
Giá khí tự nhiên tại Mỹ hôm qua đã tăng nhẹ trở lại 0,04% lên 5,677 USD/mmBtu. Giá xăng RBOB cũng tăng 1,14% lên mức 2.3344 USD/gallon theo xu hướng chung của thị trường.
Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g