TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Lo ngại nguồn cung sụt giảm từ Nga và các lệnh cấm dầu từng bước của EU giúp giá dầu duy trì đà tăng nhẹ

EU có thêm động thái tiến đến việc cấm nhập khẩu dầu của Nga

Giá dầu thô tiếp đà tăng nhẹ trong bối cảnh thị trường giao dịch giằng co giữa cung và cầu. Tuy nhiên, lo ngại về nguồn cung sụt giảm từ Nga và các lệnh cấm vận dầu của EU đã giúp lực mua chiếm ưu thế hơn.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 25/04/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Lo ngại nguồn cung sụt giảm từ Nga và các lệnh cấm dầu từng bước của EU giúp giá dầu duy trì đà tăng nhẹ

Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/4, giá dầu thô WTI tăng 0,31% lên 102,02 USD/thùng, giá dầu Brent tăng 0,33% lên 104,95 USD/thùng.

Diễn biến giá dầu có xu hướng giằng co quanh trong hôm qua khi một mặt các biện pháp kiểm soát dịch của Trung Quốc đang đe dọa tăng trưởng kinh tế của nước này, với sự giảm tốc trong cả hoạt động sản xuất lẫn hoạt động xây dựng. Mặt khác, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên tiếng cam kết đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ nền kinh tế.

Theo số liệu từ Bloomberg, chính quyền các tỉnh của Trung Quốc đã cam kết tăng đầu tư công khoảng 2,3 nghìn tỷ USD trong năm 2022, cao gấp đôi so với gói cơ sở hạ tầng mà Mỹ thông qua năm ngoái. Tuy vậy, sự thành công trong việc áp dụng chính sách đẩy mạnh đầu tư công chỉ có thể được đảm bảo nếu tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát, mở đường cho các hoạt động thi công gia tăng.

Lực mua có phần vượt trội vào cuối phiên giúp giá duy trì đà tăng nhẹ, khi việc Nga tạm thời cắt đứt sản lượng khí chuyển đến Ba Lan và Bulgaria và đòi hỏi các khách hàng thanh toán bằng đồng Rúp. Thị trường đang chờ đợi các động thái tiếp theo của EU, cũng như các khách hàng chính, như Đức và Italy, trước các đòi hỏi từ Nga.

Có nguồn tin cho biết, Đức đã sẵn sàng ủng hộ lệnh cấm vận dầu thô của Nga dần dần trong bối cảnh các nước thuộc Liên minh EU đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng leo thang, khiến cho Moscow cắt nguồn cung khí tự nhiên cho 2 quốc gia là Ba Lan và Bulgaria.

Theo đó, Berlin sẽ ủng hộ cách tiếp cận theo từng giai đoạn để nhắm thẳng vào dầu mỏ thay vì các lựa chọn khác đã được thảo luận chẳng hạn như giới hạn giá hoặc các cơ chế thanh toán để giữ lại một phần doanh thu của Moscow. Một lệnh cấm như vậy sẽ cần phải đi kèm với một giai đoạn chuyển tiếp. Đầu tháng này, EU cũng đã thực hiện một cách tiếp cận tương tự, chậm rãi khi cấm nhập khẩu than từ Nga.

Nếu các nước này không tìm ra cách để đáp ứng yêu cầu của Nga, có khả năng thực sự EU sẽ bị cắt đứt nguồn cung năng lượng. Điều này sẽ đẩy giá các mặt hàng trong nhóm đồng loạt tăng, do EU sẽ phải tăng giá thu mua để có được nguồn cung thay thế. Nhờ đó mà giá khí tự nhiên tăng hơn 5% lên 7,34 USD/MMBtu trong phiên hôm qua, dẫn đầu đà tăng của toàn nhóm năng lượng.

Trong khi đó, theo một tài liệu của Bộ Kinh tế, Nga có thể sẽ chứng kiến sản lượng dầu trong năm 2022 sụt giảm tới 17% khi họ phải vật lộn với các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Báo cáo của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, tồn kho dầu thương mại chỉ tăng 700.000 thùng trong tuần kết thúc 22/04, thấp hơn nhiều so với số liệu của Viện Dầu khí Mỹ (API) về mức tăng 4,8 triệu thùng. Tồn kho các sản phẩm lọc dầu như xăng và nhiên liệu chưng cất cũng tiếp tục xu hướng giảm.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời