TIN NỔI BẬT, TIN TỨC

Hàng hóa phái sinh là gì? Có mấy loại hàng hóa phái sinh?

Hàng hóa phái sinh là gì?

Hàng hóa phái sinh là một công cụ tài chính hiệu quả giúp các doanh nghiệp cân bằng số lượng hàng hóa lớn nhằm giảm thiểu rủi ro… Tuy nhiên, đây là một thuật ngữ khá mới mẻ đối với nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam hiện nay. Trong bài viết này, hãy cùng Finvest tìm hiểu hàng hóa phái sinh là gì và có những loại hàng hóa phái sinh nào?

Hàng hóa phái sinh là gì?

[Có thể bạn nên đọc]

Hàng hóa phái sinh là gì? Các loại hàng hóa phái sinh 

Hàng hóa phái sinh được hiểu đơn giản là công cụ giúp các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá. 

Các loại hàng hóa phái sinh bao gồm:

Hàng hóa phái sinh là gì?

4 nhóm hàng hóa phái sinh (nông sản, nguyên liệu công nghiệp, kim loại, năng lượng)

Hiện Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) được Bộ Công thương cấp phép giao dịch 19 mặt hàng, chia thành 4 nhóm lớn, bao gồm:

Nông sản: Ngô, lúa mì, đậu tương,…

Nguyên liệu công nghiệp: Cao su, cà phê, đường,…

Kim loại: Bạc, đồng, quặng sắt,…

Năng lượng: Dầu thô WTI, khí gas tự nhiên, Xăng RBOB… 

Dựa vào các sản phẩm trên, khách hàng sẽ thực hiện mua bán, giao dịch hàng hóa số lượng lớn với mức giá được xác định trước và thời hạn định sẵn trong tương lai được gọi là giao dịch hàng hóa phái sinh.

Ưu điểm của thị trường hàng hóa phái sinh 

Dù ra đời sau thị trường tài chính, nhưng hàng hóa phái sinh tiềm năng có thể trở thành làn sóng đối với giới đầu tư bởi những ưu điểm nổi trội như:

Về tính pháp lý: Mọi giao dịch hàng hóa phái sinh đều được đảm bảo bởi có khung pháp lý rõ ràng và được hỗ trợ từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) – đơn vị duy nhất tại Việt Nam được cấp phép  tổ chức thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh.

Tính minh bạch: Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam liên thông với các Sở giao dịch Hàng hóa thế giới nên mọi thông tin về giá cả hàng hóa được công khai minh bạch, rõ ràng, cập nhật biến động nhanh chóng.

MXV đăng ký danh sách Legal Entity Identifier (LEI) do The Financial Stability Board (FSB) áp dụng cho tất cả các giao dịch tài chính với các đối tác ở Châu Âu.

Tính thanh khoản: Với hàng chục triệu lot giao dịch, hàng triệu vị thế mở trong một tháng (31 triệu lot được giao dịch và hơn 7 triệu vị thế mở trong tháng 01/2020 – Số liệu từ MXV). Việc giao dịch trực tiếp với các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế quy mô toàn cầu tạo (CME Group; ICE; TOCOM Nhật bản) ra tính thanh khoản cao. Số lượng nhà đầu tư tăng nhanh, hàng hóa càng được đẩy mạnh hơn mong đợi.

Tính hai chiều: Nhà đầu tư có thể liên tục mở và đóng vị thế (tức mua hoặc bán) trong phiên giao dịch để tìm kiếm lợi nhuận dựa trên biến động lên hoặc xuống của thị trường.

Thời gian chờ trong giao dịch hàng hóa phái sinh là T+0 tức là nhà đầu tư có thể thực hiện mua hoặc bán luôn trong phiên và tiền về tài khoản ngay lập tức nhờ hệ thông trung tâm thanh toán, bù trừ kết nối nhanh chóng.

Tỷ lệ ký quỹ tốt: So với các kênh đầu tư truyền thống được pháp luật Việt Nam cho phép như chứng khoán hoặc bất động sản thì phái sinh hàng hóa có tỷ lệ ký quỹ vượt trội hơn hẳn (tối đa 1:30, tùy theo một số mặt hàng). Do đó nhà đầu tư không cần tốn quá nhiều vốn để giao dịch.

Giảm chi phí giao dịch: Khi tham gia chứng khoán nhà đầu tư sẽ chịu chi phí tối thiểu (0.4% giá trị hợp đồng). Trong khi đó, thị trường phái sinh hàng hóa chỉ trả (0.07% đến 0.14% giá trị hợp đồng). Ngoài ra không thu thêm bất kì một loại chi phí nào khác như phí qua đêm hay lãi suất..

Hàng hóa phái sinh & chứng khoán khác nhau như thế nào?

Thị trường hàng hóa phái sinh là một kênh đầu tư mới tại Việt Nam nhưng lại khá thông dụng và phát triển mạnh mẽ trên thế giới. So với thị trường chứng khoán, thị trường hàng hóa có gì khác biệt?

So sánh Thị trường chứng khoán Thị trường hàng hóa
Bản chất Là giao dịch mua bán

cổ phần của một công ty

Là giao dịch mua bán các loại hàng hóa như: cà phê, cao su, lúa mì, dầu thô, bạc, quặng sắt,…
Tính thanh khoản Trung bình Tính thanh khoản cao bởi có liên thông với các Sở giao dịch quốc tế
Biến động giá Mức biến động thấp Mức biến động cao
Mức ký quỹ Mức ký quỹ thấp là 1: 1  Mức ký quỹ cao 1/10 (ví dụ

hợp đồng cà phê là 330triệu/1 hợp đồng, chỉ cần ký quỹ 10% – 33 triệu là có thể mua được 01 hợp đồng cà phê)

Độ rủi ro Giá biến động khó lường, báo cáo tài chính đôi lúc không được minh bạch Mức giá biến động không quá thấp so với điểm hòa vốn và không quá cao theo quy luật cung cầu
Giao dịch mua bán Thực hiện một chiều chỉ khi giá cổ phiếu lên mới có lãi, ngược lại khi xuống phải chịu nhiều rủi ro Mua bán hai chiều nên nhà đầu tư vẫn kiếm tiền được khi thị trường lên hoặc xuống
Phần mềm giao dịch Giao dịch qua nhân viên, trực tuyến qua web hoặc app trên điện thoại. Giao dịch qua nhân viên, qua hệ thống phần mềm CQG trên desktop, mobile, web với nhiều nền tảng tương thích.
Công cụ  nhà đầu tư Mua bán ăn chênh lệch giá, cổ tức Mua bán chênh lệch giá, bảo hiểm rủi ro cho doanh nghiệp
Cách

nạp/rút tiền

Qua công ty chứng khoán lên sở chứng khoán. Qua Trung tâm thanh toán bù trừ của MXV

Nếu quý khách hàng muốn tìm hiểu rõ hơn về hàng hóa phái sinh, hãy để lại thông tin phía dưới gửi đến Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Hữu Nghị hoặc liên hệ hotline 024.3552.7979 để được hỗ trợ tư vấn!

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ

? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

☎️ (84) 024.3552 7979

?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn

? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình

? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa

? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt

Bài viết liên quan

Trả lời