Đại dịch Covid-19 khiến thị trường tài chính thế giới chao đảo, giới đầu tư đua nhau tìm kiếm các kênh đầu tư thay thế. Trong khi các kênh đầu tư như vàng, chứng khoán, bất động sản,… mất điểm trong mắt giới đầu tư vì nhiều nguyên nhân thì giao dịch hàng hóa lại được đánh giá là kênh đầu tư an toàn thời Covid.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 30/08/2021
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Giao dịch hàng hóa đang thu hút đông đảo giới đầu tư Việt Nam
Tại Việt Nam, từ 2 năm trước giao dịch hàng hóa được dự đoán sẽ “lên ngôi”. Việc Nghị định 51/2018/NĐ-CP ra đời, với nhiều nội dung “cởi trói” cho hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa, đã giúp mô hình này có thêm nhiều điều kiện phát triển. Nghị định với cơ chế cho phép liên thông với các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới, hoạt động giao dịch hàng hóa đã diễn ra tích cực hơn và thu hút sự chú ý của ngày càng nhiều nhà đầu tư cũng như các nhà xuất nhập khẩu.
Theo số liệu của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, tuy mức độ nhà đầu tư tham gia thị trường hàng hóa hiện còn thấp so với các kênh đầu tư khác, nhưng đáng có dấu hiệu gia tăng. Đặc biệt, tính từ giữa năm 2019 đến nay, trung bình mỗi tháng số lượng tài khoản giao dịch mở mới qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam tăng 20 – 30%, có tháng tăng 200%. Giá trị giao dịch toàn Sở ngày 30/08/2021 đạt hơn 5000 tỷ đồng. Với sự thay đổi mạnh mẽ về quy mô, số lượng người quan tâm đầu tư, dòng tiền đổ vào giao dịch hàng hóa ngày một lớn hơn, dần chiếm lĩnh trên thị trường và trở thành kênh đầu tư uy tín đối tại Việt Nam.
Kênh đầu tư an toàn thời đại dịch giãn cách
Tỷ suất sinh lời của giao dịch hàng hóa luôn “ổn định” trong khi các kênh đầu tư khác có nhiều bấp bênh và chỉ tạo ra lợi nhuận khi thị trường đi lên
Động thái bơm tiền vào nền kinh tế của nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới nhằm hỗ trợ nền kinh tế sau khủng hoảng của Covid-19 đã tạo nên sự không chắc chắn về hệ thống tài chính toàn cầu, gây nên tác động to lớn đối với tất cả các kênh đầu tư.
Chứng khoán: Thị trường chứng khoán nhiều nước trên thế giới đã suy giảm mạnh 25%-35%, gồm cả ở các cường quốc kinh tế cũng như ở các nền kinh tế mới nổi, khi nhà đầu tư quan ngại về suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và lo ngại rủi ro. Không nằm ngoài xu hướng đó, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chịu tác động tiêu cực. Chẳng hạn, tại thời điểm 31/3/2020, chỉ số VNIndex đã giảm 31% so với thời điểm đầu năm, đặc biệt giảm mạnh trong tháng 3/2020 khi dịch bệnh bắt đầu lan rộng. Bên cạnh đó, các sàn giao dịch thường xuyên xảy ra tình trạng tắc, nghẽn lệnh ảnh hưởng đến kế hoạch giao dịch của các nhà đầu tư.
Ngân hàng: Dưới tác động của đại dịch Covid-19, làn sóng lãi suất ngân hàng giảm mạnh trên diện rộng là một trong những động lực hỗ trợ tích cực cho các kênh đầu tư trên thị trường, trong đó bao gồm cả chứng khoán, vàng, bất động sản và cả những kênh đầu tư mới nổi như giao dịch hàng hóa. Cụ thể, lãi suất huy động của ngân hàng giảm mạnh, với lãi suất kỳ hạn 1,2 tháng đã về mức thấp chưa từng có 2,55%/năm tạo ra làn sóng tìm kiếm những chỗ “trú ẩn” an toàn cho các nhà đầu tư.
Vàng: Giá vàng sau khi đạt đỉnh với mức kỷ lục trên $2.000/ounce vào 8/2020, đã tụt dốc không phanh ngay sau đó khi thế giới bắt đầu sản xuất được Vắc-xin và tiến hành tiêm chủng trên diện rộng và chưa biết khi nào mới có thể đạt được mức kỷ lục cũ. Bên cạnh tác động của dịch Covid-19 những bất ổn tại Trung Đông cũng kéo theo những sự tăng giảm khó kiểm soát đối với giá vàng trong nước cũng như quốc tế khiến cho các nhà đầu tư không dễ dàng để sinh lời từ thị trường này.
Bất động sản: Với thị trường bất động sản, việc thực hiện giãn cách xã hội tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phố phía Nam đã khiến cho giá cho thuê mặt bằng tụt dốc thê thảm. Tuy rằng với sự đầu tư hạ tầng của Nhà nước trong năm 2020-2021, thị trường bất động sản đã có những chuyển biến tích cực song lại chỉ đến ở những dự án đầu tư cần vốn lớn, rủi ro cao nên rất khó có cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ, lướt ván.
Giao dịch hàng hóa: Với giao dịch hàng hóa, lợi nhuận từ hợp đồng giao dịch không phụ thuộc vào một chiều tăng hay giảm mà đến từ biên độ dao động và việc dự đoán xu hướng trên nhiều loại mặt hàng cùng tính đa dạng trong việc lựa chọn các loại hợp đồng khác nhau với tỷ lệ đòn bẩy ở mức hấp dẫn là những lợi thế của kênh đầu tư hàng hóa. Việc thị trường biến động là con dao hai lưỡi, vừa là cơ hội lớn cũng vừa là thách thức cho các nhà đầu tư.
Khối lượng giao dịch một số mặt hàng 2021 trong những tháng dịch bệnh vừa qua là tương đối ổn định (Ảnh: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam).
Bên cạnh đó, vốn là các sản phẩm thiết thực trong mọi hoạt động đời sống, sản xuất kinh doanh nên danh mục giao dịch rất đa dạng, việc thanh khoản các loại hàng hóa cũng trở nên dễ dàng hơn qua đó tăng thêm khả năng sinh lời cho nhà đầu tư.
Tiềm năng phát triển của kênh giao dịch hàng hóa
Giao dịch hàng hóa đang ngày càng trở nên hấp dẫn với giới đầu tư nhất là trong thời kỳ đại dịch Covid-19 này. Bà Nguyễn Bảo Quỳnh, Giám đốc Điều hành tại Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Hữu Nghị cho biết: “Tuy hiện nay về mặt thị phần, giao dịch hàng hóa vẫn chưa thể sánh bằng các kênh đầu tư lâu đời lớn tại Việt Nam, nhưng với tiềm năng hướng ra thị trường toàn cầu cùng sự phát triển chung của nền kinh tế thì giao dịch hàng hóa sẽ sớm phủ sóng trên thị trường đầu tư tài chính tại Việt Nam, và trở thành kênh đầu tư quen thuộc”.
Bối cảnh xã hội hiện nay tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, người dân phải chung sống an toàn với đại dịch nhưng cũng vẫn cần tạo ra kinh tế để duy trì cuộc sống. Với hình thức kiếm tiền trực tuyến như giao dịch hàng hóa, nhà đầu tư có thể vừa ở nhà giãn cách, hạn chế các tiếp xúc bên ngoài, vừa tạo ra thêm một nguồn thu nhập thụ động theo thời gian linh hoạt.
Trong quý III và quý IV năm nay, các chuyên gia dự báo một số kênh đầu tư như bất động sản, chứng khoán,.. sẽ tiếp tục có những biến động to lớn tùy theo tình hình chống dịch Covid-19 và mức độ giãn cách xã hội. Chính vì vậy, với những lợi thế to lớn mang tính “ổn định”, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể lựa chọn giao dịch hàng hóa như một kênh đầu tư an toàn thời Covid-19.
Nhà đầu tư nên làm gì để hạn chế rủi ro trong giao dịch hàng hóa?
Bất kỳ hình thức đầu tư tài chính nào cũng luôn tiềm ẩn rủi ro. Rủi ro trong kinh doanh trên thị trường hàng hóa thường xuất phát từ việc thị trường quá biến động, nhưng như đã nói, sự biến động của thị trường là con dao hai lưỡi, vừa là cơ hội kiếm lời lớn cũng vừa là thách thức. Chính vì vậy mà thị trường này không phù hợp những nhà đầu tư mới, chưa có nhiều kiến thức. Muốn tham gia thị trường, các nhà đầu tư cần có kinh nghiệm về đầu tư tài chính nói chung, tìm hiểu và nắm bắt về thị trường hàng hóa quốc tế, rèn luyện kỹ năng phân tích và kiểm soát tâm lý tốt.
Bên cạnh đó, lựa chọn những đơn vị giao dịch uy tín, đã được cấp phép cũng là một cách hạn chế rủi ro. Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Hữu nghị (FINVEST) là thành viên kinh doanh đầu tiên cửa Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam. Ra đời và hoạt động cùng sự hình thành, phát triển của thị trường, FINVEST khẳng định là đơn vị cung cấp dịch vụ giao dịch hàng hóa uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu lĩnh vực. Tận tâm là kim chỉ nam của Finvest trong việc đào tạo đội ngũ nhân viên và phục vụ khách hàng. Chính vì vậy mà Finvest luôn được Quý khách hàng tin tưởng lựa chọn để gửi gắm đầu tư và đạt được vị thế vững vàng trên thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam như hiện nay.
Tìm hiểu và nhận tư vấn về giao dịch hàng hóa vui lòng liên hệ hotline: 024.3552.7979.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g